Quy định pháp luật về việc nạo phá thai

Quy định pháp luật về việc nạo phá thai

Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, vấn nạn nạo phá thai, đã và đang là vấn đề lớn được công luận đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, tình trạng nạo phá thai ở nữ giới (đa phần trong học sinh, sinh viên) diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành, đã cướp đi tính mạng bao đứa trẻ sắp thành người và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lẫn tâm lý bao người mẹ.

Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi nạo phá thai như: nhiễm trùng, băng huyết, sót thai, chữa ngoài dạ con, rong kinh, sẹo ở ngoài tử cung… thậm chí dẫn đến vô sinh, nhiều người không chịu nổi cú sốc dẫn đến bệnh tâm thần, có người do ám ảnh các thủ thuật phá thai trở nên điên loạn, cho dù như thế nào những hậu quả về tâm lý luôn đeo bám những người từng phá thai. Mặc dù, giới chuyên gia, bác sĩ đã phổ biến thường xuyên những hậu quả nghiêm trọng, nhưng vấn nạn này không có dấu hiệu suy giảm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này, một phần nguyên nhân là do kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản hiện nay chưa được quan tâm sát sao, phần nữa chính yếu là lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu trách nhiệm, không tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống của một bộ phận nữ giới.

Ngoại trừ trường hợp bác sĩ chỉ định phá thai vì bệnh lý, thì các trường hợp còn lại dù đưa bất cứ lý do gì để biện minh đi chăng nữa: chưa sẵn sàng làm mẹ, nhà đông con cái, sinh cho được con trai để nối dõi tông đường… cũng đều thể hiện sự vô nhân đạo và phi đạo đức.

Hành vi phá thai tàn nhẫn là thế, tuy nhiên pháp luật hiện hành ngoại trừ trường hợp phá thai trên 22 tuần tuổi [1] và hành vi phá thai với lý do lựa chọn giới tính, thì các hành vi phá thai còn lại chưa có một văn bản pháp luật hay một chế tài nào quy định cụ thể nào cấm hay xử lý. Hoặc mới đây trong dự thảo Luật Dân Số , bộ trưởng Bộ y tế đề xuất cho phép người phụ nữ được phá thai theo nguyên vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, theo đó giới hạn được phá thai từ 12 tuần tuổi  đến 22 tuần tuổi, hoặc phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ. Cho thấy pháp luật, người đứng đầu nói riêng lẫn cơ quan có thẩm quyền nói chung có góc nhìn về phá thai khá thông thoáng theo xu hướng tiến bộ của các nước phát triển, nhưng như thế thì thật khập khiểng, không công bằng cho những sinh linh bé bỏng, thật thống khổ và ác độc với chúng, dù có thành hình hay không, thì rõ ràng quyền được sống của chúng đã bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng và rõ rệt.

Document

Còn gì đau đớn hơn khi một sinh linh vừa mới hình thành, lại bị tước đoạt quyền được sống, xã hội lẫn pháp luật thì lại dững dưng, vô tình tiếp tay cho những hành vi đó. Thật đáng buồn, thiết nghĩ trong khoản thời gian tới, pháp luật cần nghiên cứu và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình xã hội, để bảo vệ quyền lợi những đứa trẻ vô tội ấy. Và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần đẩy mạnh hơn nữa, công tác tuyên truyền về các tác hại của việc phá thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe, tâm lý, khả năng sinh con về sau, từ đó giúp lớp trẻ có thêm hiểu biết, để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đồng thời quy định phải đủ mạnh và đủ sức răn đe người phá thai lẫn cơ sở y tế thực hiện, để giảm thiểu vấn nạn phá thai. Cùng nhìn lại quy định pháp luật hiện hành về xử lý việc nạo phá thai:

  1. Xử phạt đối với hành chính các hành loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính như sau [2]

+ Đối người mang thai và người với liên quan

  • Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính, không bị ép buộc loại bỏ thai nhi thì người mang thai bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
  • Dụ dỗ lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bị phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng;
  • Đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần ép buộc người khác mang thai bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bị phạt từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.

+ Đối với các cơ sở y tế (có và không có giấy phép)

  • Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; Chỉ định hoặc sử dụng hóa chất, thuốc và các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đó mang thai vì lý do lựa chọn giới tính bị phạt từ 12 triệu đến 15 triệu đồng;
  • Hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vò lý do lựa chọn giới tính bị phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng.
  1. Xử lý hình sự đối với các cá nhân, tổ chức (không có giấy phép):
  • Các cá nhân tổ chức (cơ sở y tế tư nhân) khi thực hiện việc phá thai trái phép có thể bị xử lý hình sự với mức hình phạt cao nhất 7-15 năm tù.[3]
  • Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề làm công việc nhất định từ 01-05 năm, đối với tất cả các hành của các cá nhân, tổ chức thực hiện việc phá thai trái phép.[4]

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về quy định pháp luật về việc nạo phá thai.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Phần 7 Phá thai an toàn Quyết định 4630/QĐ-BYT.

[2] Điều 84 Nghị định 76/2013 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

[3] Điều 316.3 Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017.

[4] Điều 316.4 Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017.

Document
Categories: Cộng Đồng

Comments

  1. Doan Cong Khai
    Doan Cong Khai 21 Tháng Một, 2022, 21:48

    Cám ơn Luật Nghiệp Thành về bài viết trên. Bài này rất tuyệt vời. Tuy ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Chúc mọi sự tốt lành.

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*