Phải làm gì khi chuyển tiền nhầm cho người khác?

Phải làm gì khi chuyển tiền nhầm cho người khác?

Phải làm gì khi chuyển tiền nhầm cho người khác?

Chuyển tiền nhầm cho người thì có lấy lại được không? Phải làm thế nào mới có thể lấy lại được? Nếu người bị chuyển khoản nhầm giữ số tiền không trả lại thì phải làm sao? Nếu gặp phải tình huống này mà chính chủ tài khoản không biết phải xử lý như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành để tìm ra cách giải quyết an toàn và hiệu quả.

Thời đại công nghệ số phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc chuyển tiền giữa các cá nhân, tổ chức với nhau không còn quá phức tạp. Ngày xưa thì chúng ta phải chờ đợi tại phòng giao dịch của Ngân hàng nhưng hiện nay việc chuyển tiền lại diễn ra nhanh chóng và tiện lợi trong vòng chưa đầy 1 vài phút. Bạn đọc có thể thực hiện giao dịch qua các ứng dụng của ngân hàng hoặc tại các cây ATM. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch sẽ gặp phải những rủi ro nhất định trong việc chuyển nhầm khoản tiền cho người khác.[1] Sau khi phát hiện mình thực hiện nhầm lệnh thanh toán khiến tiền chuyển đến tài khoản người mà mình không mong muốn thì chủ tài khoản thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Cầm Căn cước công dân, thẻ ATM và hóa đơn chuyển khoản được in từ máy ATM (nếu có) hoặc hóa đơn điện tử trên app mobile banking đến ngân hàng chủ tài khoản đang sử dụng nhanh nhất có thể.

Bước 2: Chủ tài khoản thông báo cho nhân viên rằng mình đã thực hiện giao dịch nhầm, sau đó Ngân hàng sẽ yêu cầu cá nhân cung cấp một số thông tin như: số tài khoản của bản thân, số tài khoản đã chuyển nhầm; số tài khoản và người thụ hưởng thực tế mà chủ tài khoản muốn chuyển; chữ ký của chủ tài khoản;…. Sau khi kiểm tra và xác nhận rằng giao dịch chuyển khoản mà cá nhân đã thực hiện có sự nhầm lẫn, Ngân hàng sẽ tiến hành như sau:

– Nếu cá nhân chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng thì Ngân hàng sẽ liên hệ với chủ tài khoản được chuyển nhầm và thực hiện phong tỏa cũng như tạm khóa lại mọi giao dịch của tài khoản đó để làm rõ, giải quyết những sai sót đang diễn ra. Thông thường, sẽ mất từ 30-45 ngày để Ngân hành tiến hành việc tra soát, kiểm tra các giao dịch;

– Nếu cá nhân chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng thì Ngân hàng của chủ tài khoản sẽ liên hệ Ngân hàng chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để thông báo cho chủ tài khoản đó để thực hiện rà soát, xử lý theo quy định. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp này thì thời gian nhận lại sẽ tùy thuộc vào mức độ làm việc của các bên ngân hàng;

Sau thời gian rà soát, kiểm tra sẽ xảy ra hai kết quả:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Nếu tài khoản thụ hưởng nhầm vẫn còn số tiền mà chủ tài khoản đã chuyển thì Ngân hàng sẽ hoàn trả lại vào tài khoản của người chuyển nhầm;

Trường hợp Ngân hàng không liên lạc được với người thụ hưởng nhầm, chủ tài khoản có thể yêu cầu Ngân hàng liên hệ qua địa chỉ thường trú hoặc gửi thông báo qua tài khoản internet banking hoặc email đăng ký (nếu có);

– Nếu tài khoản đã bị rút hết tiền thì Ngân hàng sẽ liên hệ bên thụ hưởng nhầm hoàn trả lại số tiền cho chính chủ. Sau khi Ngân hàng đã yêu cầu nhưng bên thụ hưởng cố ý không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả thì Ngân hàng buộc phải liên hệ với chính quyền địa phương và Công an để có hướng giải quyết thu hồi lại số tiền. Trong trường hợp vượt quá nhiệm vụ quyền hạn, Ngân hàng không thể giúp bạn giải quyết thì bạn có thể tiến hành phương án kiện dân sự đến Tòa án; hoặc tố giác tội phạm nếu hành vi của bên thụ hưởng nhầm đủ yếu tố cấu thành “Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” hoặc “Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác”.[2]

Không những vậy, nếu bên thụ hưởng nhầm đã sử dụng số tiền không thuộc về mình và cố ý không hoàn trả lại cho chính chủ là hành vi chiếm hữu tài sản của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 triệu đến 05 triệu[3].

Một số lưu ý cho chủ tài khoản chuyển nhầm và bên thụ hưởng bị chuyển nhầm:

Chủ tài khoản chuyển nhầm: Số tài khoản để thực hiện lệnh thường rất dài, sự sai lệch về 01 con số trong dãy số đó cũng có thể khiến chủ tài khoản tiến hành việc chuyển khoản nhầm cho người khác. Vì thế, trước khi thực hiện giao dịch, chủ tài khoản cần yêu cầu bên thụ hưởng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin thực hiện giao dịch như số tài khoản, tên tài khoản, tên ngân hàng,… Khi thực hiện giao dịch, cần kiểm tra nhiều lần các thông tin bắt buộc trước khi hoàn tất giao dịch. Nếu đã xảy ra nhầm thì phải liên hệ với ngân hàng để xử lý, phong tỏa tài sản và thông báo cho bên thụ hưởng nhầm để thực hiện thủ tục chuyển lại khoản tiền đó về lại tài khoản của bản thân.

Người nhận được tiền chuyển khoản nhầm thì cần xác định 3 thông tin. Thứ nhất, xác định số tiền bị chuyển nhầm có phải của bản thân không, nếu không thì bên thụ hưởng nhầm phải liên hệ với phía Ngân hàng để giải quyết, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ hoặc không có bên thứ ba làm chứng. Thứ hai, nếu bên thụ hưởng nhầm không biết về sự việc trên thì khi Ngân hàng liên hệ, bên thụ hưởng nhầm cần xác định đó phải số điện thoại Ngân hàng không, hoặc trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để làm việc trực tiếp. Thứ ba, nếu số tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì bên thụ hưởng nhầm có thể yêu cầu sao kê đối chiếu với những thông tin nhận được và đồng ý chuyển lại; nếu giá trị tiền chuyển nhầm lớn thì bên thụ hưởng nhầm cần ra Ngân hàng để thực hiện việc xác minh.

Ngoài ra bạn có thể dùng mẹo tự gửi thông báo chuyển nhầm đến người bị chuyển nhầm bằng cách bạn chuyển tiếp cho người đó số tiền nhỏ chẳng hạn 500 đồng NHƯNG phần nội dung bạn ghi “Tôi đã chuyển nhầm tiền cho bạn, bạn gọi cho tôi số …. . Cảm ơn bạn”. Với cách này gặp người nhận tiền nhầm muốn trả ngay cho bạn họ sẽ gọi cho bạn để chuyển trả đỡ tốn thời gian của đôi bên.

Trên đây là nội dung tư vấn về “­Phải làm gì khi chuyển tiền nhầm cho người khác?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 32.4 Thông tư 37/2016/TT-NHNN

[2] Điều 176, Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015

[3] Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*