Phải báo cáo hoạt động khi kinh doanh rượu
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hoặc buôn bán rượu nhằm mục đích kinh doanh thì ngoài việc đăng ký giấy phép, thì phải tuân thủ chế độ báo cáo hằng năm. Vậy, khi nào doanh nghiệp hoạt động liên quan đến rượu phải tiến hành báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.
Thứ nhất, trách nhiệm gửi báo cáo hằng năm cho cơ quan nhà nước thuộc về các chủ thể sau:
– Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp: là thương nhân sản xuất rượu theo dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp; và đơn vị có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề;
– Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: là thương nhân sản xuất rượu bằng dụng cụ truyển thống;
Bạn đọc tham khảo bài viết: Tăng cường quản lý rượu thủ công.
– Thương nhân phân phối rượu;
– Thương nhân buôn bán rượu;
Bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Thương nhân bán lẻ rượu.
Bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu.
Nghị định 17/2020/NĐ-CP có một số quy định được sửa đổi so với trước trong thủ tục báo cáo hằng năm trong hoạt động kinh doanh rượu. Theo đó, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ không thuộc chủ thể phải thực hiện thủ tục báo cáo hằng năm với cơ quan có thẩm quyền. Thay vào đó, thương nhân khi kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ thì chỉ cần thực hiện đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện, không cần xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ như trước đó[1]
Thứ hai, không phải thương nhân nào thực hiện các hoạt động trên cũng tiến hành báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mà khi thương nhân đang kinh doanh, hoạt động liên quan đến rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên.
Thứ ba, nếu thuộc chủ thể phải tiến hành báo cáo thì thương nhân có trách nhiệm gửi trước ngày 20 tháng 01 hằng năm[2];
Thứ tư, thương nhân gửi báo cáo về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau[3]:
– Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu/lít/năm trở lên; và Thương nhân phân phối rượu: Bộ Công Thương;
– Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu/lít/năm; và Thương nhân buôn bán rượu: Sở Công Thương;
– Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; và Thương nhân bán lẻ rượu: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Bạn đọc tham khảo bài viết: Sản xuất rượu vượt quá sản lượng đăng ký.
* Mẫu báo cáo cho thương nhân sản xuất rượu công nghiệp và thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: Mẫu số 08
* Mẫu báo cáo cho thương nhân phân phối, thương nhân buôn bán, thương nhân bán lẻ rượu: Mẫu số 09
Trên đây là nội dung tư vấn về “Phải báo cáo khi hoạt động kinh doanh rượu.”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 16.1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP
[2] Điều 16.24 Nghị định 17/2020/NĐ-CP
[3] Điều 25.1 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Điều 16.18 Nghị định 17/2020/NĐ-CP