Nội dung hợp đồng lao động thuê giám đốc doanh nghiệp

Nội dung hợp đồng lao động thuê giám đốc doanh nghiệp

Nội dung hợp đồng lao động thuê giám đốc doanh nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cùng với đó là sự ra đời, thành lập ngày càng nhiều của các loại hình doanh nghiệp. Do đó, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý doanh nghiệp cũng gia tăng. Khi doanh nghiệp không đủ khả năng xoay xở, lấp đầy chỗ trống ở vị trí người quản lý thì họ phải tiến hành việc thuê người lao động về làm giám đốc quản lý và điều hành doanh nghiệp mình. Và hợp đồng lao động thuê người làm giám đốc điều hành công ty nêu trên cần đáp ứng những nội dung cần thiết nào là thắc mắc của không ít người. Dưới đây, Luật Nghiệp Thành sẽ liệt kê một số nội dung quan trọng cần có của hợp đồng lao động:

– Thông tin về công ty: Tên chính thức; mã số doanh nghiệp; các thông tin liên lạc; địa chỉ; thông tin về người đại diện pháp luật của công ty;…[1]

Thông tin về người được thuê làm giám đốc bao gồm: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; địa chỉ nơi cư trú[1]; số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác[2] theo quy định của pháp luật của người được thuê làm giám đốc.[3]

– Thời hạn của hợp đồng lao động: do hai bên tự xác định trong một khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Không quá 45 ngày trước khi hết thời hạn của hợp đồng lao động thì các bên phải thỏa thuận về việc chấm dứt; kéo dài hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Đối với việc giao kết hợp đồng mới, thời hạn sẽ do hai bên tự thỏa thuận[4], tuy nhiên tối đa không được quá 12 tháng và các bên chỉ được phép ký kết hợp đồng xác định thời hạn tối đa 2 lần[5]

– Ghi rõ một số các thẩm quyền của người được thuê làm giám đốc: Công việc được làm, không được làm và trách nhiệm thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc theo quy định của pháp luật.[6]

– Địa điểm làm việc của người được thuê làm giám đốc: Đây là địa điểm chính xác mà người lao động được thuê làm giám đốc thực hiện các công việc của mình.[7]

– Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người được thuê làm giám đốc và xử lý các trường hợp vi phạm: Người được thuê làm giám đốc cần có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp thuê mình. Đồng thời, nếu vi phạm sẽ có chế tài xử phạt cụ thể.[8]

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: Bảo đảm về vốn, tài sản và các nguồn lực khác; Cung cấp thông tin nhằm tạo điều kiện để người được thuê làm giám đốc thực hiện tốt công việc của mình; Ban hành quy chế làm việc đối với giám đốc. Một số các quyền và nghĩa cụ khác do các bên thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.[9]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Quyền và nghĩa vụ của người được thuê làm giám đốc: Thực hiện các công việc đã giao kết; Báo cáo các khó khăn trong quá trình làm việc và đề xuất giải pháp khắc phục; Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác; Một số các quyền và nghĩa cụ khác do các bên thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.[10]

– Quyền lợi của người được thuê làm giám đốc: Tiền lương theo năm, tạm ứng và thanh toán tiền lương, chế độ nâng lương; Tiền thưởng và trả thưởng; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để thực hiện công việc đã giao kết; Trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và các khoản bổ sung khác; Các quyền lợi khác do hai bên thỏa thuận.[11]

– Các quy định cụ thể về Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.[12]

– Một số nội dung khác đi kèm: Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động; Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại; Các thỏa thuận khác.[13]

Cũng như các loại hợp đồng lao động khác, việc ký kết hợp đồng thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Trên thực tế, có nhiều trường hợp giám đốc đã lạm dụng quyền hạn để ký kết các hợp đồng có giá trị quá lớn; các hợp đồng có khả năng mang lại rủi ro cao, không mang lại lợi nhuận hay việc tuyển dụng, bố trí người quen, người nhà vào doanh nghiệp,…Cho nên, trong các điều khoản về nội dung và phụ lục của hợp đồng, các bên cần có sự thỏa thuận và ghi rõ về thẩm quyền ký kết các loại hợp đồng cụ thể, quyền hạn về việc tuyển dụng nhân sự,…của giám đốc được thuê. Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động chi tiết tại: Mẫu hợp đồng lao động.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Nội dung hợp đồng thuê người lao động làm giám đốc doanh nghiệp”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điểm a, khoản 1, Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

[1] Khoản 1, Điều 7 Thông tư 30/2013/TT-BLDTBXH

[2] Khoản 2, Điều 7 Thông tư 30/2013/TT-BLDTBXH

[3] Khoản 2, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[4] Điều 8 Thông tư 30/2013/TT-BLDTBXH

[5] Khoản 3, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[6] Khoản 4, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[7] Khoản 5, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[8] Khoản 6, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[9] Khoản 7, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[10] Khoản 8, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[11] Khoản 9, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[12] Khoản 10, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

[13] Khoản 11; 12; 13, Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*