Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh chính mình tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để việc vận hành diễn ra thuận lợi và tránh rủi ro bị xử phạt thì bạn cần lưu ý những thủ tục mà công ty mới thành lập phải thực hiện như sau:

1. Quản lý và sử dụng con dấu[1]

– Bạn cần liên hệ các nơi khắc dấu để khắc dấu cho công ty mình hoặc làm dấu dưới hình thức chữ ký số.

– Bạn có thể tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.

2. Làm biển hiệu và niêm yết biển hiệu

Công ty phải có biển hiệu đặt tại trụ sở chính của công ty[2]. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định này, bạn có thể tham khảo tại bài viết Quy định về biển hiệu công ty

3. Mua chữ ký số

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước, giao dịch ngân hàng hoặc ký hợp đồng,… Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để kê khai và nộp thuế điện tử, ký hóa đơn điện tử, đăng ký BHXH điện tử,…

– Bạn cần lưu ý lựa chọn đơn vị cung cấp đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có đầy đủ giấy phép xác thực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

+ Có chữ ký số được cấp bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

4. Góp đủ số vốn đã đăng ký

Sau khi thành lập, chủ sở hữu công ty; thành viên góp vốn; cổ đông phải thực hiện góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, nếu chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì công ty phải thực hiện giảm vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phải góp đủ số vốn[3].

5. Lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính

Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính, tài liệu lưu giữ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của bạn, cụ thể như sau[4]:

– Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

–  Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

–  Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

– Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;

– Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

– Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

6. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng là vô cùng cần thiết vì mọi hoạt động thu chi của doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng này. Để đăng ký tài khoản ngân hàng, người đại diện pháp luật của công ty bạn chuẩn bị các hồ sơ dưới đây và đến ngân hàng công ty dự định mở tài khoản để đăng ký:

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty;

– Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người ĐDPL;

– Giấy đề nghị mở tài khoản doanh nghiệp theo mẫu của ngân hàng. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản sẽ khác nhau tùy theo ngân hàng. Công ty cần liên hệ trực tiếp hoặc đến ngân hàng để nhận mẫu hồ sơ và thực hiện thủ tục.

7. Đóng lệ phí môn bài

– Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 không cần nộp lệ phí môn bài năm đầu thành lập[5]. Từ năm thứ hai trở đi, doanh nghiệp đó sẽ phải nộp lệ phí môn bài như thường lệ.

– Mức thu lệ phí môn bài được áp dụng như sau[6]:

Vốn điều lệ

Lệ phí môn bài (Đvt: đồng/năm)

>10 tỷ đồng

3.000.000

<10 tỷ đồng

2.000.000

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000

8. Đăng kí sử dụng hóa đơn điện tử

– Hồ sơ mà công ty bạn cần chuẩn bị[7]:

+ Mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (Mẫu số 01_ĐKTĐ_HĐĐT).

– Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như đã liệt kê ở trên, sau đó tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ thống thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại https://thuedientu.gdt.gov.vn.

– Sau 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ gửi lại thông báo bằng mẫu số 01_TB-TNĐT về việc đồng ý/không đồng ý đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của bạn.

– Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Quy trình phát hành hóa đơn điện tử do Luật Nghiệp Thành chia sẻ.

9. Đăng ký BHXH, BHYT

– Hồ sơ mà công ty bạn cần chuẩn bị[8]:

STT

Tên văn bản

Ghi chú/Biểu mẫu

1

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYTMAU TK3-TS-490-QD-BHXH

2

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYTMAU D02-LT-1040-QD-BHXH

– Doanh nghiệp bạn cần kê khai hồ sơ và nộp hồ sơ BHXH, BHYT cấp quận/huyện mà công ty đặt trụ sở. Khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành đóng tiền theo quy định.

Lưu ý: Doanh nghiệp đăng ký BHXH cho nhân viên phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng[9].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 37.4 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 47, Điều 75, Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 1.1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP

[6] Điều 4.1 Nghị định 139/2016/NĐ-CP

[7] Điều 15.1 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

[8] Điều 2.8 Quyết định 490/QĐ-BHXH

[9] Điều 2.8 Quyết định 490/QĐ-BHXH

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*