Quy định về biển hiệu công ty

Quy định về biển hiệu công ty

Hỏi:

Tôi mới thành lập công ty TNHH tại Quận 1. Tôi được biết là sau khi thành lập, công ty tôi phải có biển hiệu thể hiện tên công ty tại trụ sở của mình. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều loại biển hiệu khác nhau. Vậy Luật sư cho tôi hỏi đặt biển hiệu như thế nào là đúng quy định pháp luật?

Trả lời:

Chào bạn! Theo thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin tư vấn như sau:

  1. Quy định về biển hiệu doanh nghiệp

Doanh nghiệp bắt buộc phải gắn tên công ty tại trụ sở chính cũng như các đơn vị trực thuộc của công ty và tên doanh nghiệp phải được thể hiện trên biển hiệu. Do đó, sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty bạn cần thực hiện một số công việc trong đó có lắp đặt biển hiệu để thể hiện tên công ty của mình gắn với trụ sở đó[1].

  1. Về nội dung, kích thước, vị trí biển hiệu[2]
  • Nội dung biển hiệu[3]
  • Tên công ty

Địa chỉ, số điện thoại

Tên đơn vị chủ quản (nếu có)Biển hiệu đúngBiển hiệu sai
Tên công ty: bằng tiếng Việt theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Nếu công ty sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt thì phải đặt dưới chữ tiếng Việt và khổ chữ không vượt quá ¾ khổ chữ tiếng ViệtUntitledUntitled
Địa chỉ – điện thoạiĐịa chỉ: Số 12, Tôn Đản , Phường 13, Quận 4, Tp.HCM

SĐT: 0385 478 698

Địa chỉ: Số 12

SĐT:

Tên đơn vị chủ quản (nếu có): Được hiểu là đơn vị quyết định thành lập công ty hoặc đơn vị cấp vốn cho công ty hoạt động. Untitled Untitled

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Document

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kích thước biển hiệu[1]

Đối với biển hiệu ngang:

UntitledChiều cao tối đa 2 mét, chiều dài không quá mặt tiền nhà. Luật quy định như vậy bởi vì tránh trường hợp tranh chấp xảy ra do lấn chiếm sang phần diện tích đất của người khác gây ảnh hưởng mỹ quan.

Ví dụ: mặt tiền nhà dài 4 mét thì biển hiệu không được dài quá 4 mét.

Đối với biển hiệu dọc:

UntitledChiều ngang tối đa 1 mét, chiều cao tối đa là 4 mét nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Sở dĩ có quy định như vậy là vì nhà làm luật tránh trường hợp biển hiệu quá cao sẽ chạm phải đường dây điện, cây xanh bên đường sẽ gây nguy hiểm cho người qua lại bên dưới và đảm bảo mỹ quan đường phố.

Ví dụ: Đối với biển hiệu gắn dọc theo tường thì nếu tầng nhà gắn biển hiệu đó cao 3 mét thì chỉ được gắn biển hiệu cao 3 mét. Nếu tầng nhà cao 5 mét thì chỉ được gắn biển hiệu ở mức cho phép tối đa là 4 mét.

-Vị trí biển hiệu[1]:

-Không được che khuất không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

-Được đặt sát cổng hoặc trước trụ sở chính hoặc nơi kinh doanh.

-Tại cổng: Mỗi công ty chỉ được đặt một biển hiệu tại cổng. Đối với trụ sở có nhiều công ty hoạt động thì mỗi công ty chỉ được đặt một biển hiệu tại cổng để dễ dàng nhận biết nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước và vị trí đặt biển hiệu.

-Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh: Chỉ đặt tối đa 1 biển hiệu ngang và 2 biển hiệu dọc.

  1. Xử phạt vi phạm[2]

Cá nhân (hộ kinh doanh) vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tương ứng với mỗi hành vi vi phạm liên quan đến biển hiệu.

Mức phạt của tổ chức (doanh nghiệp) vi phạm gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân[3].

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền ra mức phạt tương ứng với mức vi phạm khác nhau; thanh tra chuyên ngành.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 38.2 LDN 2014

[2] Điều 34 Luật Quảng cáo 2012

[3] Tham khảo thêm điều Điều 23.2 NĐ 103/2009

[4] Điều 34.3 Luật Quảng cáo 2012

[5] Điều 23.2 NĐ 103/2009

[6] Điều 66 NĐ 158/2013

[7] Điều 3.2 NĐ 158/2013

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*