Những thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp từ năm 2021

Những thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp từ năm 2021

Những thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp từ năm 2021

Đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục bao gồm thành lập mới, đăng ký thay đổi thông tin của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Và những thông tin về doanh nghiệp như thông tin về vốn, địa chỉ, ngành nghề, đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông, v.v….đều được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và chỉnh sửa các thông tin liên quan đến nội dung mình đã đăng ký.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã được ban hành nhưng đến ngày 01/01/2021 mới được đưa vào áp dụng. Và trong đó có những thay đổi tại một số nội dung về đăng ký doanh nghiệp mà các doanh nghiệp cần cập nhật cũng như nắm bắt kịp thời. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc về nội dung trên.

  1. Bổ sung thêm khái niệm “Giấy tờ pháp lý”

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, có đưa ra hai nội dung“giấy tờ pháp lý của cá nhân” và “giấy tờ pháp lý của tổ chức” tại các Hồ sơ đăng ký thành lập cũng như thay đổi. Vậy giấy tờ pháp lý là gì?, cụ thể được quy định như sau:

“Giấy tờ pháp lý của cá nhân” là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.[1]

Còn “Giấy tờ pháp lý của tổ chức” là một trong các loại giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.[2]

Trong khi đó, tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì lại nêu ra những nội dung rõ ràng như với cá nhân thì phải cung cấp thẻ  CCCD, CMND, Hộ chiếu và giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, tương tự cũng đối với tổ chức.

Theo đó, ta có thể thấy các loại giấy tờ chứng thực cá nhân và chứng thực của doanh nghiệp đã được gói gọn lại trong “Giấy tờ pháp lý”. Và nhìn chung nội dung không có gì khác biệt với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

  1. Không cần báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định[3]

Người quản lý doanh nghiệp phải bắt buộc báo cáo thay đổi thông tin đó là

– Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần

Document

– Thành viên của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Những nội dung phải báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh đó là có những thay đổi về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 12 đã được loại bỏ, nghĩa là Doanh nghiệp sẽ không cần phải nộp Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục II-1. Thông tư 02/2019/TT/BKHĐT) tại mục “Thay đổi thông tin về người quản lý doanh nghiệp” như trước đây nữa.

  1. Bổ sung thêm những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có bổ sung như sau:

Đó là:

– Công nhân công an trong các cơ quan;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Và tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Do vậy, doanh nghiệp nên chú ý quy định này khi quyết định thành lập và xem xét khi bổ nhiệm ai là người quản lý doanh nghiệp.

  1. Bổ sung giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ ĐKDN

Đó là quy định mới được thêm vào đối với hồ sơ đăng ký công ty TNHH và công ty Cổ phần. Theo đó, phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện pháp luật.[4]

So với Luật Doanh nghiệp 2014, thì không có yêu cầu phải có bản sao giấy tờ của người ĐDPL mà chỉ bắt buộc đối với thành viên công ty; cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.[5]

  1. Đặt tên cho địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là hình thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn bên cạnh loại hình là chi nhánh công ty, khi muốn kinh doanh tại địa chỉ khác với trụ sở. Với những doanh nghiệp có ý định thành lập Địa điểm kinh doanh bắt đầu từ ngày 01/01/2021 nên lưu ý quy định sau:

Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.[6] Quy định đặt tên cho địa điểm kinh doanh cũng đã được quy định tương tự với chi nhánh công ty và văn phòng đại diện. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh nên chú ý khi đặt tên.

  1. Không cần phải thông báo mẫu dấu

Nội dung này đã được đề cập tại Bài viết “Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu”

  1. Rút ngắn thời gian báo trước tạm ngừng kinh doanh

Nội dung này bạn đọc có thể tham khảo tại Bài viết “Tạm ngừng kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp”

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp từ năm 2021”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 4.16 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 4.17 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2014

[4] Điều 21.4.a và Điều 22.4.a Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 22.4.a và Điều 23.4.a Luật Doanh nghiệp 2014

[6] Điều 40.2 Luật Doanh nghiệp 2020

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*