NLĐ Việt Nam được ra nước ngoài làm việc theo loại hợp đồng nào?

NLĐ Việt Nam được ra nước ngoài làm việc theo loại hợp đồng nào?

NLĐ Việt Nam được ra nước ngoài làm việc theo loại hợp đồng nào?

Cập nhật, bổ sung ngày 25/6/2024

Hiện nay, có từ 68% – 70% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động, vì thế việc xuất khẩu lao động sang nước ngoài không những cải thiện được trình độ nghề nghiệp, chất lượng cuộc sống của NLĐ mà còn khiến kinh tế nước nhà phát triển. Tuy nhiên, để xuất khẩu lao động sang nước ngoài cần lưu ý về các loại hợp đồng ký kết. Vậy NLĐ Việt Nam có thể ra nước ngoài làm việc theo các hình thức hợp đồng nào?

1. Thông qua hợp đồng ký với đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện thỏa thuận quốc tế.[1]

NLĐ hoàn toàn có thể ký kết loại hợp đồng này để xuất khẩu tuy nhiên cần xem xét đơn vị sự nghiệp đã có Giấy phép/Quyết định phê duyệt việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa. Bởi vì khi có thì đơn vị sự nghiệp mới có quyền tìm kiếm, ký kết HĐLĐ với NLĐ Việt Nam theo thỏa thuận quốc tế đã đặt ra.

2. Thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp.[2]

Đây là hình thức phổ biến được nhiều NLĐ lựa chọn để xuất khẩu lao động. Tuy nhiên NLĐ cần lưu ý doanh nghiệp/tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc.

*Để kiểm tra xem doanh nghiệp bạn lựa chọn có hoạt động hợp pháp không, Bạn đọc thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập địa chỉ link http://www.dolab.gov.vn/

Bước 2: Chọn mục Doanh nghiệp XKLĐ, có thể thấy tại mục bên trái sẽ có hai danh sách:

1. Danh sách Doanh nghiệp XKLĐ gồm miền Bắc, Trung và Nam

2. Doanh nghiệp XKLĐ bị đình chỉ

Document

Bước 3: Để kiểm tra nhanh chóng, bạn nên vào mục tìm kiếm Danh sách Doanh nghiệp XKLĐ, nhập chính xác tên công ty bạn đang có ý định ký kết.

Như tại công ty dưới đây, bạn sẽ thấy có đầy đủ các thông tin cơ bản nhất về tên công ty, người điều hành, tình trạng doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, số đăng ký kinh doanh và giấy phép.

*Đối với tổ chức sự nghiệp, NLĐ thông qua tổ chức để làm việc tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức thì Qúy bạn đọc tham khảo tại http://www.colab.gov.vn/.

Lưu ý: Sau khi chắc chắn doanh nghiệp mà bạn lựa chọn được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và có GP hoạt động thì NLĐ và doanh nghiệp/tổ chức tiến hành ký kết HĐ cung ứng lao động, và đăng ký hợp đồng trên tại Cục Quản lý lao động ngoài nước.

3. Thông qua hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài:[3]

Loại hợp đồng này thường ký kết với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, vì thế khi xuất khẩu sang nước ngoài NLĐ sẽ làm việc tại các công trình trúng thầu; cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài

Lưu ý: Hợp đồng dưới hình thức này không cần đăng ký nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo nguyên tắc đột xuất hoặc theo quy định pháp luật.[4]

4. Thông qua hợp đồng nhận lao động thực tập nhằm đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.[5]

Tùy vào thời gian đi đào tạo ở nước ngoài mà doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký loại hợp đồng này với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khi xuất khẩu sang nước ngoài, NLĐ sẽ đào tạo tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài.[6]

5. Thông qua HĐLĐ cá nhân.[7]

Thay vì thông qua bên thứ ba (doanh nghiệp/tổ chức sự nghiệp) NLĐ có thể ký trực tiếp với NSDLĐ tại nước ngoài. Với hình thức này, NLĐ sẽ gửi Bản sao hợp đồng lao động[8]; Văn bản đăng ký hợp đồng lao động; Sơ yếu lý lịch và bản sao giấy tờ tùy thân cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.[9]

Bên cạnh đó, NLĐ sẽ đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự quan Việt Nam ở nước ngoài[10]

Tổng kết, dù ở loại hợp đồng nào, NLĐ cần chú ý các điều khoản về chế độ lương, thưởng; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; các phúc lợi về y tế, xã hội, sinh hoạt; ngày ký kết, ngày dự kiến đi;… Hợp đồng cần chữ ký của NLĐ; chữ ký và dấu mộc của NSDLĐ/doanh nghiệp, tổ chức mô giới và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Nếu cần thiết, bạn có thể yêu cầu bên thứ ba đến làm chứng về nội dung và ngày ký kết hợp đồng.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết liên quan Cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn về “NLĐ Việt Nam được ra nước ngoài làm việc theo loại hợp đồng nào?

Nếu bạn cảm tháy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Ngày cập nhật, bổ sung: ngày 25/6/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 5.1 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[2] Điều 5.2.(a) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[3] Điều 5.2.(b) và Điều 5.2.(d) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[4] Điều 31 và Điều 34 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[5] Điều 5.2.(c) và Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[6] Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[7] Điều 5.3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp 2020

[8] Điều 52 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[9] Điều 50 và Điều 53 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[10] Điều 51.2.(e) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*