Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam là rất lớn, theo thống kê hiện có khoảng 650.000 lao động đang làm việc ở tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và năm 2019, tổng số lao động làm việc tại nước ngoài đạt hơn 150.000 lao động.[1] Trước sự gia tăng như vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này xuất hiện ngày một nhiều. Người lao động có nhu cầu sẽ được đào tạo tay nghề, ngoại ngữ,….để các doanh nghiệp có thể đáp ứng các thị trường nhập khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…Nhưng chỉ thành lập doanh nghiệp thôi là chưa đủ, doanh nghiệp muốn xuất khẩu lao động phải có giấy phép hoạt động. Gọi là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thế thì, trình tự thủ tục như thế nào? Doanh nghiệp phải có lưu ý gì về quy định về tiền ký quỹ? Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung sau đây.

  1. Thủ tục cấp phép

Điều kiện cấp phép[2]

Về loại hình doanh nghiệp: Là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh[3]

Về vốn: Có vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ đồng.

Về thành viên: Có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự cấp phép

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ[4]

  1. Văn bản đề nghị của doanh nghiệp (Mẫu tại đây);
  2. 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất;
  3. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn;
  4. 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ (Mẫu tại đây);
  5. 01 bản chính đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  6. 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;
  7. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ;
  8. 01 bản sao Điều lệ Công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả[5]

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trên là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH)

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày. Bộ trưởng của cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của những người có thẩm quyền.

Document

Lệ phí cấp phép mới 5.000.000 đồng/lần[6] và doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí tại thời điểm nhận Giấy phép.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được câu trả lời bằng văn bản và trong đó có nêu rõ lý do.

  1. Một số quy định về tiền ký quỹ

Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định bắt đầu có hiệu lực ngày 20/5/2020 là 1 tỷ Việt Nam đồng, phải nộp tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.[7]

– Tiền ký quỹ có mục đích để giải quyết các vấn đề phát sinh, trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động của mình.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bao gồm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động; bảo vệ quyền lợi. Sẽ giải quyết các vấn đề như có xảy ra chết, bị tai nạn lao động, rủi ro, bệnh nghề nghiệp, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại. Và cả giải quyết tranh chấp, phải có bồi thường người lao động và người bảo lãnh nếu có thiệt hại do doanh nghiệp đó gây ra.

Do đó, tiền ký quỹ có mục đích bảo đảm cho quyền lợi của người lao động bị thiệt hại, khi doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả hay không giải quyết kịp thời. Quy định về mức tiền ký quỹ còn nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không phép lừa đảo người dân. Có trường hợp lên đến tận hàng chục tỷ đồng và rất khó khăn để lấy lại số tiền đã mất. Không chỉ không có việc làm mà người lao động còn phải ôm “đống nợ” do chạy vay khắp nơi.

– Tiền ký quỹ được sử dụng khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản

Trường hợp bị giải thể hoặc phá sản thì doanh nghiệp dịch vụ vẫn phải đảm bảo trách nhiệm của mình. Đó là hoàn thành mọi nghĩa vụ trong Hợp đồng đã giao kết với người lao động (Hợp đồng còn hiệu lực). Ngoài ra, còn phải bảo đảm thanh toán các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác.

Và doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận chuyển giao với doanh nghiệp dịch vụ khác, nhằm mục đích chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng. Ngoài ra, phương án chuyển giao phải được Bộ LĐTBXH chấp thuận.[8]

Nếu doanh nghiệp không thể có thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác. Thì phải bàn giao cho Bộ LĐTBXH hồ sơ liên quan đến người lao động, để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.[9]

Sau khi tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo pháp luật về phá sản.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Nên chú ý những gì khi đi xuất khẩu lao động.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Theo Thống kê Cục Quản lý lao động nước ngoài

[2] Điều 6 Nghị định 38/2020

[3] Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

[4] Điều 11 Nghị định 38/2020

[5] Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006

[6] Điều 4 Thông tư 259/2016/TT-BTC

[7] Điều 10 Nghị định 38/2020

[8] Điều 25, 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006

[9] Điều 22.3, 26.3.b Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006

 

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*