Như thế nào là cho vay nặng lãi

Như thế nào là cho vay nặng lãi

Cho vay là hình thức cá nhân, tổ chức cho đối tượng khác vay tiền và quy định mức lãi suất trả định kỳ trên giá trị khoản vay. Như vậy, ngoài các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay thì các cá nhân, tổ chức khác cũng được thực hiện giao dịch này và được xem là giao dịch dân sự. Vậy như thế nào là cho vay nặng lãi?

Cho vay nặng lãi

Thông thường, các hoạt động cho vay tiền là một nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng của ngân hàng. Đối với mỗi hình thức cho vay thì ngân hàng sẽ quy định mức lãi suất khác nhau tuy nhiên lãi suất cho vay này sẽ không được vượt quá mức lãi suất cơ bản do thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành theo từng kỳ. Vậy chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng có đưuọc xem là cho vay nặng lãi hay không? Để trả lời cho vấn đề đặt ra, bạn có thể tham khảo bài viết “ Mức lãi suất của công ty cho vay tài chính tiêu dùng hiện tại có vi phạm pháp luật?”  tại đường link https://tuvanluat.vn/doanh-nghiep/muc-lai-suat-cua-cong-ty-cho-vay-tai-chinh-tieu-dung-hien-tai-co-vi-pham-phap-luat/ .

Theo như phân tích trên, các tổ chức tín dụng sẽ bị khống chế mức lãi suất cho vay trong một khuôn khổ nhất định  nên chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn chủ yếu vấn để cho vay nặng lãi phát sinh thường ngày của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng.

Hiện nay mức lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay[1].

Hậu quả pháp lý của việc cho vay vượt quá mức lãi suất quy định:

  • Tổ chức, cá nhân cho vay vượt quá lãi suất cho vay thì phần vượt quá sẽ không được tính.
  • Xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.0000 đồng nếu cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay[2].

Nếu hiểu theo quy định xử phạt vi phạm hành chính thì mức lãi suất cho vay vượt quá 13.5% thì đã bị xử phạt vi phạm (do lãi suất cơ bản của NHNN hiện nay đang ở mức 9%/ năm – QĐ 2868/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/11/2010).

Đến đây, ta nhận thấy rằng có sự bất cập trong quy định xử phạt vi phạm về mức lãi suất cho vay vượt quá mức quy định. Điều 11.3.d NĐ 167/2013 được ban hành phù hợp với quy định của BLDS 2005 “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Tuy nhiên, hiện nay BLDS 2015 đã có sự thay đổi trong quy định về lãi suất cho vay “Mức lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay”. Do đó rất cần một văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi quy định xử phạt cho phù hợp với quy định về lãi suất trong BLDS 2015. Nên người cho vay rất cần am hiểu quy định của luật để tránh bị xử phạt.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  • Tội hình sự[3]:

+ Nếu lãi suất cho vay vượt quá 5 lần mức cho vay ở trên;

+Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, nhưng lại chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

è phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị  phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

è Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc áp dụng hình phạt phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, nếu người cho vay thực hiện việc cho vay với mức lãi suất vượt quá 5 lần so với mức lãi suất quy định được coi là cho vay nặng lãi. Tức là lãi suất cho vay tối đa là 1.67%/ tháng (20%/ năm). Nếu bạn cho vay mức lãi suất vượt quá 8.35%/tháng (100%/năm) thì người cho vay được xác định là đã cho vay nặng lãi và phải chịu TNHS tương ứng đối với hành vi cho vay nặng lãi của mình như phân tích ở trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về như thế nào là cho vay nặng lãi.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 469.1 BLDS 2015

[2] Điều 11.3.d NĐ 167/2013

[3] Điều 201 BLHS 2015

Document
Categories: Cộng Đồng

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*