Doanh nghiệp có được giam lương, chậm trả lương cho NLĐ không?

Doanh nghiệp có được giam lương, chậm trả lương cho NLĐ không?

Cập nhật, bổ sung ngày 17/6/2024

Tiền lương là kết quả xứng đáng mà NLĐ được hưởng sau thời gian nỗ lực làm việc, cống hiến trí tuệ lẫn công sức để hoàn thành công việc. Vì thế việc trả lương đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận của các bên[1] là trách nhiệm của NSDLĐ mà không thể phát sinh trường hợp giam lương, chậm trả lương của NLĐ, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, việc giam lương, chậm trả lương sẽ bao gồm hai trường hợp sau:

1. NSDLĐ gặp phải trường hợp bất khả kháng:[2]

Trường hợp bất khả kháng là những sự cố xảy ra mà NSDLĐ không thể lường trước và đã cố gắng khắc phục nhưng không thể giải quyết được việc trả lương đúng hạn cho NLĐ.

Ví dụ: Ngày 30 hằng tháng là ngày trả lương cho toàn bộ nhân viên, nhưng hệ thống ngân hàng mà công ty đăng ký vào ngày hôm đó gặp lỗi khiến NSDLĐ không thể giao dịch chuyển lương NLĐ.

Tuy nhiên, việc chậm trả lương do trường hợp bất khả kháng gây ra chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định. Nếu vượt quá thời gian quy định, NSDLĐ sẽ đối mặt với mức phạt tiền tương ứng. Để hiểu rõ hơn về khoảng thời gian có thể chậm trả lương do trường hợp bất khả kháng và mức phạt vi phạm đối với trường hợp chậm trả vượt quá thời gian quy định, Qúy bạn đọc tham khảo tại bài viết Chậm trả lương được Luật Nghiệp Thành chia sẻ trước đó.

2. NSDLĐ cố ý giam lương, chậm trả lương:

Thực tế cho thấy, hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp quy định một số điều khoản vô lý như “giam lương 01 tháng đối với NLĐ mới vào làm việc” để đảm bảo NLĐ không tự ý bỏ việc; hoặc cố ý kéo dài thời gian trả lương đúng hạn;… Những trường hợp này đều không vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ không thể khắc phục được. Đây đều là những hành vi cố ý giam lương, chậm trả lương cho NLĐ vì thế đây là hành vi vi phạm pháp luật[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Nếu bị phát hiện thì NSDLĐ sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng tương ứng với NLĐ bị vi phạm đối với hành vi trả lương không đúng hạn của NSDLĐ[4].

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân là NSDLĐ là cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân[5]

Ngoài ra, NSDLĐ còn phải trả lại cho NLĐ số tiền lương đã giam giữ của NLĐ cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.[6]

Thẩm quyền xử phạt gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra lao động, Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành[7].

Tổng kết, NSDLĐ hiểu rõ đi làm – nhận lương đối với NLĐ là rất quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của bất cứ ai. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều NSDLĐ chọn điểm yếu này của NLĐ mà thực hiện các hành vi giam lương, chậm trả lương. Điều này gây khó khăn trực tiếp cho cuộc sống của NLĐ, và gián tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động của con trẻ, người lớn tuổi và người thân của NLĐ. Có thể nói hành vi giam lương, chậm trả lương là hành vi không phù hợp cũng như đang thực hiện trái với quy định về pháp luật lao động. Vì thế, đã là một NSDLĐ thì việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật nói chung và trả lương đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ nói riêng là trách nhiệm của NSDLĐ nhằm đảm bảo sự ổn định cho NLĐ khi làm việc tại doanh nghiệp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về: “Doanh nghiệp có được giam lương, chậm trả lương cho NLĐ không?

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

Ngày cập nhật, bổ sung: ngày 17/6/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

[1] NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận hình thức trả lương theo tháng; theo tuần hoặc theo ngày

[2] Điều 97.4 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 94 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 17.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[6] Điều 17.5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 48, Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*