Hợp đồng với văn phòng đại diện có phải là hợp đồng với công ty nước ngoài hay không?

Hợp đồng với văn phòng đại diện có phải là hợp đồng với công ty nước ngoài hay không?

Hợp đồng với văn phòng đại diện có phải là hợp đồng với công ty nước ngoài hay không?

Tình huống: Em là sinh viên, hiện đang làm part-time cho văn phòng đại diện tại Việt Nam của một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, vì làm part-time nên bà chủ ở đó và em chỉ nói miệng suông mà không ký hợp đồng. Lương của em là 25.000 đồng/giờ. Như vậy có được xem là có hợp đồng lao động với công ty nước ngoài không ạ?

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

HĐLĐ bằng lời nói có được xem là HĐLĐ không?

HĐLĐ có 2 hình thức[1]: i) Bằng văn bản; ii) Bằng lời nói (chỉ đối với hợp đồng dưới 1 tháng). Dù dưới hình thức nào, mối quan hệ giữa sếp và bạn là sự điều hành, giám sát, có giao công việc và trả lương thì đây là HĐLĐ.

Do đó, HĐLĐ bằng lời nói là HĐLĐ.

Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài (VPĐD nước ngoài) ở Việt Nam có được ký kết HĐLĐ với lao động Việt Nam không?

– VPĐD nước ngoài là một đơn vị đại diện cho công ty nước ngoài, mà không có chức năng giao kết hợp đồng, hay thay công ty thực hiện hợp đồng.[2]

– Tuy nhiên, VPĐD nước ngoài được phép tuyển dụng người lao động Việt Nam.[3]

Document

– Ngoài ra, VPĐD nước ngoài có thể tuyển dụng người lao động thông qua các tổ chức tuyển dụng người lao động mà Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ủy quyền cấp phép, giao nhiệm vụ.[4]

Như vậy, HĐLĐ giữa bạn với VPĐD nước ngoài đó là hợp pháp. (Lưu ý: bạn cần kiểm tra bà chủ có phải là người đại diện hợp pháp của VPĐD nước ngoài hay không để tránh trường hợp bà chủ không có thẩm quyền giao kết hợp đồng với bạn).

Vậy HĐLĐ với VPĐD nước ngoài có phải là HĐLĐ với công ty nước ngoài hay không?

Như đã đề cập ở phần mục trên, VPĐD nước ngoài không có chức năng ký hợp đồng, kinh doanh để sinh lợi tại Việt Nam. VPĐD sẽ chỉ hoạt động trong phạm vi Giấy phép được cấp (tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng cáo tên tuổi của công ty,…)[5]. Hơn thế nữa, VPĐD nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam[6], vì vậy, người làm việc không trọn thời gian (part-time)[7] tuy rằng vẫn được ký kết HĐLĐ nhưng không phải là nhân viên chính thức của công ty nước ngoài.

Như vậy trường hợp của bạn không được xem là có hợp đồng lao động với công ty nước ngoài.

Bạn đọc tham khảo Trả lương khi không có hợp đồng lao động

Bạn đọc tham khảo Quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hợp đồng với văn phòng đại diện có phải là hợp đồng với công ty nước ngoài hay không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 14 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 18 Luật thương mại 2005

[3] Điều 17(3) Luật thương mại 2005

[4] Điều 22(3)(a) Nghị định 152/2020/NĐ-CP

[5] Điều 17(1) Luật thương mại 2005

[6] Điều 3(6) Luật thương mại 2005

[7] Điều 32 Bộ luật lao động 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*