Hợp đồng mua bán chung cư có cần công chứng không?

Hợp đồng mua bán chung cư có cần công chứng không?

Hợp đồng mua bán chung cư có cần công chứng không?

Hiện nay nhà ở chung cư khá được ưa chuộng. Các cá nhân, tổ chức đặc biệt là giới trẻ đa phần sẽ lựa chọn mua nhà chung cư và thông qua đó sẽ được hưởng những giá trị nhà mà chung cư đem lại. Một trong những thắc mắc hàng đầu của hầu hết tất cả mọi người là hợp đồng mua bán chung cư có cần phải công chứng hay không? Thông qua bài viết dưới đây Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc này đến quý bạn đọc.

Khi các cá nhân hay các tổ chức tiến hành mua bán nhà ở chung cư thì hai bên mua bán nhà chung cư phải tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà ở chung cư, lúc này hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý theo quy định của pháp luật[1].

Ngoại trừ các trường hợp sau đây nếu các bên không có nhu cầu công chứng thì hợp đồng mua bán nhà không bắt buộc phải công chứng:

– Mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

– Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

Như vậy, nếu mua bán nhà chung cư không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hợp đồng mua bán nhà chung cư bắt buộc các bên phải tiến hành công chứng. Vì nếu hợp đồng mua bán nhà chung cư không công chứng thì chưa có giá trị về mặt pháp lý, điều này đồng nghĩa với việc quyền sở hữu nhà ở chung cư chưa được chuyển giao sang cho người mua.

Lúc này, hợp đồng mua bán chung cư sẽ bị vô hiệu theo quy định pháp luật vì vi phạm về hình thức của hợp đồng[2].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán chung cư gồm[3]:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của Văn phòng/Phòng công chứng);

– Giấy tờ tuỳ thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật…

– Giấy tờ về quyền sở hữu chung cư: Sổ hồng (nếu chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) hoặc biên bản bàn giao hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương;

– Hợp đồng uỷ quyền, nếu không trực tiếp thực hiện giao dịch.

Các bên tiến hành thực hiện công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng[4].

Ngoài ra, các bên có thể yêu cầu Công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở nếu là người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giam, tạm giữ, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác[5].

Bạn đọc tham khảo: Những rủi ro khi mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền

Bạn đọc tham khảo: Quy chế hoạt động ban quản trị nhà chung cư

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hợp đồng mua bán chung cư có cần công chứng không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 122 Luật Nhà ở 2014

[2] Điều 117.2 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 40.1 Luật Công chứng 2014

[4] Điều 122.4 Luật Nhà ở 2014

[5] Điều 44 Luật Công chứng 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*