Hợp đồng điện tử dưới góc nhìn pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử dưới góc nhìn pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử dưới góc nhìn pháp luật Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh đã tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai hình thức hợp đồng dưới dạng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Ưu và nhược điểm hợp đồng điện tử dưới pháp luật Việt Nam như thế nào? Luật Nghiệp Thành cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử[1] là hợp đồng bằng văn bản tạo ra (sau đây gọi là thông điệp dữ liệu[2]) hoặc được gõ trên các phương tiện điện tử như máy tính, email, điện tín,… và hợp đồng này có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng bằng văn bản giấy, bằng hành vi cụ thể hay bằng lời nói.[3]

Lĩnh vực nào có thể sử dụng hợp đồng điện tử?

Hiện nay, các lĩnh vực về thương mại, kinh doanh, dân sự, hợp đồng điện tử được áp dụng tương tự như các hình thức hợp đồng khác.[4] Tuy nhiên, các lĩnh vực về cấp GCN QSDĐ, QSH nhà và các BĐS khác, thừa kế, kết hôn và ly hôn, cấp giấy khai sinh, khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác không được hỗ trợ.[5]

Vậy làm thế nào để xác định thông điệp dữ liệu được nhận là bản gốc?

Cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện để xác định thông điệp dữ liệu được nhận là bản gốc:

– Nội dung của thông điệp dữ liệu được nhận không bị sửa đổi câu chữ, ngữ nghĩa của câu trong quá trình gửi, lưu trữ hay hiển thị, tuy nhiên vẫn được thay đổi, sửa đổi về việc định dạng căn lề, phông chữ, màu chữ, hình thức căn chỉnh văn bản.[6]

– Bất cứ lúc nào thông điệp dữ liệu đã nhận được đều có thể truy cập và sử dụng.[7]

Document

Khi giao kết hợp đồng điện tử có bắt buộc có chữ ký không?

Chữ ký được sử dụng trong hợp đồng điện tử là chữ ký điện tử. Hiện nay, pháp luật về hợp đồng điện tử không bắt buộc trong giao dịch ký hợp đồng điện tử cần có chữ ký điện tử.[8]

Tuy nhiên, khi bạn áp dụng chữ ký điện tử, cần lưu ý, chữ ký điện tử nên được sử dụng chữ ký điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cung cấp để đảm bảo tính an toàn chữ ký điện tử của mình.[9]

Những tiện lợi hợp đồng điện tử đem đến?

– Tính phi biên giới: Bất kể bạn ở đâu, chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối internet, bạn có thể ký kết hợp đồng với bất kỳ đối tác nào trên toàn lãnh thổ, cũng như nước ngoài.

– Hiện đại và nhanh chóng: Không thể phủ nhận rằng, chỉ cần một click, bạn có thể gửi hợp đồng đến đối tác và ngoài ra, nhu cầu phát triển công nghệ ngày càng cao cho thấy tính hiện đại và cập nhật nhanh chóng của hình thức điện từ này.

– Dễ kiểm tra, lưu trữ và quản lý: Tất cả mọi dữ liệu hợp đồng được lưu trữ trên đám mây, điều này giúp bạn có thể tra cứu, phản hồi và làm việc trên hợp đồng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên, hợp đồng điện tử cũng đem đến cho người sử dụng những vấn đề thắc mắc sau:

– Tính đảm bảo an toàn bảo mật của hợp đồng. Được biết rằng, mọi dữ liệu về hợp đồng được lưu trữ trên đám mây và có thể dễ bị đột nhập (hack) lấy trộm thông tin.

– Khó xác minh được bản gốc hợp đồng. Việc kiểm tra và xác thực hợp đồng thật hay giả thông qua các thông điệp dữ liệu hiện nay vẫn là rào cản lớn để các doanh nghiệp áp dụng hình thức hợp đồng điện tử này.

– Tính phi biên giới gây khó khăn trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng. Chính bởi việc tiện lợi click chuột có thể gửi và giao kết hợp đồng dẫn đến địa điểm giao kết không rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng (đặc biệt là các giao dịch quốc tế).

Bạn đọc tham khảo Thông báo website thương mại điện tử

Bạn đọc tham khảo Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hợp đồng điện tử dưới góc nhìn pháp luật Việt Nam”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005

[2] Điều 4(12) Luật Giao dịch điện tử 2005

[3] Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005

[4] https://thesaigontimes.vn/dich-benh-tao-suc-ep-thuc-day-giai-phap-hop-dong-dien-tu/

[5] Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005

[6] Điều 13(1) Luật Giao dịch điện từ 2005

[7] Điều 13(2) Luật Giao dịch điện tử 2005

[8] Điều 23(1) Luật Giao dịch điện tử 2005

[9] Điều 22(2) Luật Giao dịch điện tử 2005

Document
Categories: Dân sự

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*