Hòa giải tiền tố tụng trong tranh chấp lao động cá nhân

Hòa giải tiền tố tụng trong tranh chấp lao động cá nhân

Hòa giải tiền tố tụng trong tranh chấp lao động cá nhân

Hòa giải là phương pháp thuyết phục các bên tìm ra giải pháp tốt nhất để các bên đồng ý chấm dứt xung đột. Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp thông dụng hiện nay, nhằm hướng tới việc giảm thiểu công sức, tiền bạc, thời gian của các bên trong tranh chấp cũng như Tòa án. Theo đó, hòa giải gồm hòa giải ngoài Tòa án; hòa giải tại Tòa án; hòa giải theo thủ tục tố tụng trọng tài. Như vậy, hòa giải tiền tố tụng là gì? Nó được áp dụng trong tranh chấp lao động như thế nào?

Hòa giải tiền tố tụng là hoạt động mà các bên tranh chấp sẽ thực hiện qua cơ quan hòa giải. Dù kết quả là hòa giải thành hay không thành thì hòa giải tiền tố tụng là bước quan trọng để các bên tranh chấp có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án hoặc Hội động Trọng tài.

Hòa giải tiền tố tụng được xem là một thủ tục bắt buộc khi các bên xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực lao động, và đây là một điều kiện bắt buộc để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án thụ lý giải quyết, nhưng nó sẽ không áp dụng cho một số loại tranh chấp sau:[1]

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải;

– Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan;

Document

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng;

– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

=> Trên đây là các loại tranh chấp đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động và việc hòa giải tại cơ sở không thể khắc phục được hậu quả, hệ lụy mà tranh chấp đã gây ra cho người lao động. Vì thế, pháp luật cho phép các bên trong tranh chấp trên có thể khởi kiện “thẳng” đến Tòa án, mà không cần hòa giải tiền tố tụng như các tranh chấp thông thường.

Thủ tục giải quyết hòa giải tiền tố tụng trong tranh chấp lao động cá nhân[2]

Bước 1: Người sử dụng lao động/Người lao động gửi đơn yêu cầu hòa giải đến trực tiếp hòa giải viên lao động hoặc gửi thông qua cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Uỷ ban nhân dân – Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội);

Thời hạn giải quyết: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết

Lưu ý: Nếu đã quá thời hạn 05 ngày làm việc nhưng hòa giải viên lao động vẫn không tiến hành hòa giải thì các bên có thể yêu cầu Tòa án, Hội đồng trọng tài lao động giải quyết trực tiếp

Bước 2: Khi tổ chức phiên họp hòa giải, các bên trong tranh chấp sẽ tham gia đầy đủ để hòa giải viên hướng dẫn, hỗ trợ các bên tham gia thương lượng và đưa ra hướng giải quyết cho tranh chấp;

Bước 3: Trường hợp các bên hòa giải thành thì ra biên bản hòa giải thành. Nếu phương án hòa giải không được chấp nhận; hoặc không đồng nhất phương án giải quyết; hoặc triệu tập lần hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành.

Thời gian gửi biên bản: dù không thành hay thành công thì hòa giải viên có thời hạn 01 ngày làm để gửi biên bản cho các bên trong tranh chấp kể từ ngày lập biên bản

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hòa giải tiền tố tụng trong tranh chấp lao động cá nhân

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 188.1 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 188.2, 188.3, 188.4 Bộ luật lao động 2019

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*