HĐLĐ đối với NLĐ giúp việc gia đình

HĐLĐ đối với NLĐ giúp việc gia đình

Untitled

 

Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình

Hỏi:

Gia đình tôi dự định tuyển một người giúp việc để làm các công việc nội trợ, làm vườn. Cho tôi hỏi tôi có phải ký kết HĐLĐ đối với NLĐ hay không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, NSDLĐ thuê NLĐ giúp việc gia đình buộc phải ký HĐLĐ bằng văn bản[1].

Quy định này là phù hợp với thực tế. Bởi vì đây là QHLĐ xác lập đơn lẻ tại các gia đình nên cơ quan nhà nước rất khó kiểm tra, giám sát. Trong nhiều trường hợp, NSDLĐ lợi dụng địa vị yếu thế của NLĐ để xâm phạm các quyền lợi của NLĐ. Ngược lại, nhiều trường hợp người giúp việc lợi dụng sự tin tưởng của NSDLĐ để trộm cắp tài sản. Do vậy, cần phải có HĐLĐ bằng văn bản để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên và có cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi các bên khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài các nội dung của một HĐLĐ thông thường thì HĐLĐ đối với NLĐ giúp việc nhà cần phải lưu ý các nội dung sau theo quy định pháp luật[2]:

Document

+ Trả cho người giúp việc khoản tiền tương đương khoản BHXH, bảo hiểm­­­ y tế để người giúp việc chủ động tham gia BHXH, BHYT.

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc nhà.

+ Bố trí chổ ăn, ở hợp vệ sinh nếu có thỏa thuận.

+ Tạo cơ hội cho người giúp việc nhà tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.

+ Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc nhà thôi việc về quê. Trừ trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

Xử phạt HĐLĐ với người giúp việc nhà[3]

NSDLĐ bị phạt cảnh cáo nếu có hành vi không giao kết hợp đồng văn bản với người giúp việc nhà, không trả tiền tàu xe đi đường về nơi cư trú khi người giúp việc nhà thôi việc.

Mức xử phạtHành vi
Phạt cảnh cáo– Không giao kết hợp đồng văn bản với người giúp việc nhà.

– Không trả tiền tàu xe đi đường về nơi cư trú khi người giúp việc nhà thôi việc

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng– Không thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn về việc sử dụng và chấm dứt sử dụng người giúp việc nhà

– Vi phạm từ lần thứ hai đối với hành vi không giao kết hợp đồng văn bản hoặc không trả tiền tàu xe cho người giúp việc nhà về nơi cư trú

Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng– Giữ giấy tờ tùy thân người giúp viêc nhà

– Không trả tiền BHXH, BHYT để người giúp viêc nhà chủ đông tham gia BHXH, BHYT

Phạt tiền từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc dùng vũ lực đối với người giúp viêc nhà nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, NSDLĐ còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc nhà.

 

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “HĐLĐ đối với NLĐ giúp việc gia đình”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật, bổ sung ngày 25.01.2021.

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh.

LS hướng dẫn: Luật sư Thuận.

Cập nhât, bổ sung lần hai ngày 10.02.2022

Người bổ sung: Lê Tiến Thành

[1] Điều 162 BLLĐ 2019.

[2]Điều 163 BLLĐ 2019.

[3] Điều 30 NĐ 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*