Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách

(Cập nhật, bổ sung ngày 09/12/2024)

Hỏi:

Công ty tôi muốn sa thải một nhân viên do nhân viên này thường xuyên tự ý nghỉ việc. Tuy nhiên, nhân viên này lại là cán bộ công đoàn không chuyên trách vậy khi sa thải có cần điều kiện gì không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật lao động, thì công ty khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển NLĐ sang làm công việc khác, sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.  Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm công tác công đoàn kiêm nhiệm, được bầu hoặc chỉ định, bổ nhiểm vào các vị trí từ Tổ phó công đoàn trở lên.[1] Trong trường hợp này, cán bộ công đoàn không chuyên trách được hiểu là những thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.[2]

Phương án khi không đạt được thỏa thuận

– Trong trường hợp không thỏa thuận được: Hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.

– Đối với trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì cán bộ công đoàn không chuyên trách và ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.[3]

Document

Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là thời gian nhiệm kỳ của họ. Nếu việc chấm dứt hợp đồng diễn ra khi họ vẫn còn trong nhiệm kỳ, người sử dụng lao động phải gia hạn hợp đồng lao động cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của họ. Đây là một điểm cần đặc biệt chú ý, bởi việc chấm dứt hợp đồng lao động với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể gặp phải các tranh chấp do liên quan đến quyền lợi của cả NLĐ và người sử dụng lao động. Nó không giống hoàn toàn với các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thông thường.

Vấn đề này dễ xảy ra các tranh chấp vì liên quan đến quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Vấn đề này đã được thể hiện rõ trong án lệ số 70/2023/AL, khi tranh chấp giữa ông Vương Quốc A, Chủ tịch Công đoàn cơ sở của Công ty và Công ty TNHH K Việt Nam, đã trải qua hai cấp xét xử và cả Giám đốc thẩm. Vụ án này xoay quanh việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, và là minh chứng rõ ràng cho các khó khăn, phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến các chức danh này.

Tại sao NSDLĐ phải thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ?

Nguyên nhân là do hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ nên pháp luật lao động đã quy định các điều kiện nhằm đảm bảo hoạt động của các thành viên trong công đoàn. NLĐ là cán bộ công đoàn không chỉ đơn thuần là một bên trong quan hệ lao động với NSDLĐ, mà còn là thành viên của tổ chức công đoàn. Chính vì vậy, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển làm công việc khác, sa thải NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách phải thỏa thuận với công đoàn.

Mức phạt đối với trường hợp NSDLĐ không thực hiện thoả thuận

Nếu NSDLĐ không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm [4].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[5].

Luật Nghiệp Thành cám ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Trên đây là nội dung tư vấn của  Luật Nghiệp Thành về “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 28/01/2021

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 11/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

Cập nhật, bổ sung lần 3: ngày 06/12/2024

Người bổ sung lần 3: Đỗ Thị Hồng Giao

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 4.5 Luật Công đoàn 2012

[2] Điều 177.3 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 177.3 Bộ luật Lao động 2019

[4] Điều 35.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*