Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ngày một nhiều, song song với đó số lượng lớn doanh nghiệp lâm vào đường cùng không còn khả năng thanh toán, huy động vốn, nợ nần chất chồng, phải ngậm ngùi và cay đắng “từ bỏ cuộc chơi”cũng không phải con số ít. Giống như vòng chảy vô thường của một đời người, đã sinh ra đời thì đến một lúc nào đó sẽ phải già yếu, bệnh tật và chết đi, doanh nghiệp không phải con người nhưng cũng không tránh khỏi quy luật khắc nghiệt đó, đã tham gia vào thị trường thì phải cố gắng để cạnh tranh, phát triển, đến lúc thoái trào rồi không còn tâm lực lẫn khả năng tài chính nữa thì phải chấp nhận rút lui để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, tránh các rủi ro, rắc rối về sau.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Vậy cần phải làm gì để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách tối ưu và hợp pháp? Có hai phương án để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường: giải thể và phá sản. Đa số các doanh nghiệp chọn phương án đầu là tuyên bố giải thể, tuy nhiên điều này không có nghĩa là giải thể phương án tối ưu.

Lựa chọn tuyên bố phá sản mặc dù tiêu tốn khá nhiều thời gian vì trình tự thủ tục tố tụng rắc rối, phải qua nhiều giai đoạn nhưng cũng không phải một phương án tồi. Giải pháp phá sản xét cho cùng là một lối  thoát vừa an toàn, vừa tích cực nhất, cũng chính vì vậy bài viết dưới đây xin được chia sẻ với bạn đọc về trình tự lẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp, để từ đây giúp các doanh nghiệp thấy được những tối ưu và hiệu quả của phương án này, mặt khác cũng giúp các chủ nợ đảm bảo quyền  và lợi ích của mình khi doanh nghiệp phá sản.

Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp được thực hiện thông qua các bước sau, cụ thể:

Bước 1: Trước hết doanh nghiệp, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án

  • Các chủ thể sau có quyền nộp đơn: Chủ nợ (không có bảo đảm và bảo đảm một phần); Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp chưa trả lương; Cổ đông công ty cổ phần; Thành viên công ty hợp danh; Chủ sơ hữu doanh nghiệp nhà nước.
  • Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn: Chủ doanh nghiệp, HTX.
  • Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
  • Lệ phí: 1.500.000 VNĐ. [1]

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (chung) + Kèm chứng cứ chứng minh khoản nợ đến hạn

+ Đối với người lao động thì cần thêm:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  • Văn bản có phân nửa chữ ký số lao động của doanh nghiệp và giấy ủy quyền chứng minh người này được ủy quyền đại diện. [2]

+ Đối với doanh nghiệp phá sản cần thêm:

  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thành lập trên 03 năm thì căn cứ vào báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
  • Bản giải trình các nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
  • Báo cáo thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.
  • Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, HTX và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
  • Danh sách các chủ nợ, những ng­ười mắc nợ và các thành viên của doanh nghiệp;
  • Những tài liệu liên quan khác (nếu Toà án có yêu cầu). [3]

+ Đối với các cổ đông công ty cổ phần

  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông.
  • Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. [4]

Bước 2: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

  • Tòa án sẽ gửi thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Thời hạn giải quyết 30 ngày, tính từ ngày Tòa thụ lý đơn.
  • Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ tiến hành niêm yết danh sách chủ nợ và người mắc nợ. Thời hạn giải quyết 60 ngày kể từ ngày Tòa ra quyết định.

Bước 3: Chỉ định cá nhân hoặc tổ chức quản lý, thanh lý tài sản

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày ra Quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Bước 4: Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kiểm kê tài sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
  • Và trong thời hạn trên, chủ nợ sẽ gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, hoặc doanh nghiệp thanh lý, quản lý tài sản. Sau khi nhận được giấy đòi nợ của các chủ nợ, Quản tài viên tiến hành lập danh sách, thu nhập tài liệu và niêm yết công khai danh sách chủ nợ.

Bước 5: Tòa án triệu tập và  gửi thông báo tiến hành hội nghị chủ nợ

  • Tòa sẽ triệu tập hội nghị chủ nợ hai lần (nếu lần triệu tập đầu bị tạm hoãn).
  • Trong giai đoạn này Tòa sẽ đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị vắng mặt.
  • Nếu những người tham gia đầy đủ, Tòa sẽ tiến hành thông qua Nghị quyết hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ. Doanh nghiệp có thể phục hồi lại hoạt động kinh doanh hoặc tiến hành thủ tục thanh toán phá sản nếu không có nhu cầu phục hồi và thực hiệm thêm một bước ở giai đoạn này.
  • Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày chốt và khóa danh sách chủ nợ.

Bước 6: Tòa ra quyết định và thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Theo văn bản của Chấp hành viên thì Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
  • Phân chia tiền từ việc bán tài sản được thanh lý cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 40 Nghị quyết 336/2016.

[2] Điều 27 Luật Phá Sản 2014.

[3] Điều 28 Luật Phá Sản 2014.

[4] Điều 5.5, 5.6, 29 Luật Phá Sản 2014.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*