Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy ATTP) là văn bản chứng nhận rằng cơ sở kinh doanh đã đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bài viết sau.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống cho khách hàng mang đi hoặc dùng tại chỗ. Cơ sở này có thể kinh doanh dưới các hình thức như: quầy hàng kinh doanh; nhà hàng ăn uống; cơ sở chế biến suất ăn; bếp ăn tập thể; quán ăn;… Khi tiến hành hoạt động thì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ khi cơ sở đã nhận được một trong các loại Giấy tờ sau[1]:

– Thực hành sản xuất tốt (GMP);

– Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);

– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;

– Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);

– Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);

Document

– Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000);

– Hoặc thuộc trường hợp sản xuất nhỏ lẻ; Nhà hàng trong khách sạn; Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh; Kinh doanh thức ăn đường phố.

Căn cứ vào Luật An toàn thực phẩm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công thương[2] quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý[3]. Cụ thể, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy ATTP, theo đó[4]:

– Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ cấp Giấy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Ngược lại, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì Giấy ATTP sẽ được ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện chịu trách nhiệm.

Mức phạt tối đa là 30 triệu đồng đối với cơ sở không xin cấp Giấy ATTP mặc dù nằm trong phạm vi phải thực hiện.[5]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

[2] Điều 35 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 và Điều 5,6 Công văn 5845/BTC-KHCN năm 2013

[3] Phụ lục II đính kèm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

[4] Quyết định 1545/QĐ-UBND

[5] Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, Điều 1.8 Nghị định 124/2021/NĐ-CP

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Comments

  1. tham
    tham 17 Tháng Một, 2023, 08:50

    Tôi đã tìm được các thông tin mà tôi đang tìm hiểu cảm ơn tuvanluat

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*