Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Khi một loại sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, người tiêu dùng thường dựa vào tiêu chí nhãn hiệu để có thể phân biệt và đánh giá đúng các tính năng lẫn công dụng sản phẩm, hàng hóa giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, để từ đó đáp ứng nhu cầu của bản thân mua đúng loại sản phẩm, hàng hóa mà mình ưa chuộng, cảm thấy an tâm.

Nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ vô hình của doanh nghiệp và cũng là đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Mặc dù, có tầm quan trọng là thế,nhưng khi không được đăng ký, nhãn hiệu lại có thể sẽ bị làm giả, làm nhái…Trường hợp nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái, cung cấp ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, uy tín lẫn doanh thu của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Để hạn chế rủi ro trên, doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu.

Trình tự thủ tục như sau:

1.Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

– Nơi nộp: Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; hoặc qua 2 VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

– Hồ sơ bao gồm[1]:

(i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu do Cục sở hữu trí tuệ ban hành: Phụ lục A – Mẫu số 04-NH

(ii) 05 mẫu nhãn hiệu;

(iii) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (nộp qua bưu điện và trên mạng thì nộp bản sao);[2]

(iv) Giấy ủy quyền (nếu có) và tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

(v) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu/chứng nhận phải có thêm: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu/chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu; bản đồ khu vực địa lý (nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc liên quan đến khu vực địa lý kèm quyết định của UBND cho phép đăng ký nhãn hiệu).

Document

Lưu ý[3]:

– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các thành phần cấu tạo, ý nghĩa của nhãn hiệu đó. Nếu nhãn hiệu là từ, ngôn ngữ tượng hình cần phải dịch sang tiếng việt.

–  Danh mục hàng hóa được xếp theo phân loại của Thỏa ước Nice 10

– Trình bày đơn: chiều dọc, trên khổ giấy A4 (210mm x 297 mm), phông chữ Times New Roman, chữ tối thiểu là 13.

2.Nhận thông báo kết quả chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận (thẩm định hình thức đơn):

– Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn và ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn.[4]

– Trường hợp đơn vi phạm về mặt hình thức như: sửa chữa, tẩy xóa, hoặc phân nhóm chưa chính xác và quyền nộp đơn sẽ bị từ chối nộp đơn và phải làm lại. Trường hợp này sẽ ấn định thêm 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót, nếu không sửa chữa thiếu sót hoặc không sửa chữa theo yêu cầu, cục SHTT sẽ từ chối chấp nhận đơn.

3.Công bố và thẩm định nội dung đơn:

– Trong thời hạn 2 tháng sau khi có quyết định chấp thuận, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp[5]. Mục đích của việc này là nhập công bố thông tin: chủ đơn; số đơn; danh mục hàng hóa kèm theo.

– Sau khi công bố, đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn 09 tháng tiếp theo. Thực tế thời gian có thể bị kéo dài thêm 03 đến 12 tháng.

4. Ra quyết định cấp/từ chối văn bằng bảo hộ:

– Nếu đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ thì Cục SHTT sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

– Còn đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn, nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

5. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu cần phải nộp:

– Giai đoạn nộp đơn, bao gồm: Lệ phí nộp đơn (150.000đ); Phí công bố đơn (120.000đ); Phí thẩm định cho mỗi nhóm, có đến 06 sản phẩm/dịch vụ (550.000đ)và phí bổ sung cho sản phẩm thứ 7 trở đi, mỗi sản phẩm (120.000đ); Phí tra cứu thông tin cho mỗi nhóm, có đến 06 sản phẩm /dịch vụ (180.000đ) và phí bổ sung cho sản phầm thứ 7 trở đi, mỗi sãn phẩm (30.000đ).

– Giai đoạn cấp văn bằng: Phí đăng bạ GCN đăng ký nhãn hiệu (120.000đ); Lệ phí cấp GCNĐKNH (120 .000đ); Phí nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ tăng thêm (100.000đ); Phí công bố GCNĐKDN (120.000đ).[6]

– Trường hợp nếu chủ đơn không đóng phí để được cấp văn bằng bảo hộ sẽ bị từ chối bảo hộ với lý do không đóng phí trong vòng 01 tháng.

– Trong thời hạn 01-02 tháng kể từ ngày nộp phí Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Cập nhật, bổ sung ngày: 09/07/2021

Người bổ sung: Lê Kim Bảo Ngọc

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 1(7) Thông tư 16/2016 TT-BKHCN

[2] Điều 1(7.2) Thông tư 16/2016 TT-BKHCN

[3] Điều 1(7) Thông tư 16/2016 TT-BKHCN

[4] Điều 3 Thông tư 05/2013 TT-BKHCN

[5] Điều 119 Luật sở hữu trí tuệ 2019

[6] Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp Thông tư 263/2016/TT-BT

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*