Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Tại Luật Doanh nghiệp 2020 có đưa ra những thay đổi trong hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, loại hình công ty cổ phần đã có nhiều sự đổi mới nhất định về quyền lợi, cơ cấu và các vấn đề có liên quan khác. Để đảm bảo hoạt động quản trị của công ty tuân thủ đúng và có những cập nhật kịp thời theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tổng hợp những nội dung mà công ty cổ phần cần quan tâm như sau.

  1. Thêm khái niệm “Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết”

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Cổ phần phổ thông sẽ được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở.[1]

Chứng chỉ này có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng như với cổ phần phổ thông cơ sở nhưng không có quyền biểu quyết. Nên mới được gọi là “Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết”.

Loại chứng chỉ này có tên là NVDR (Non-Voting Depositary Receipt), được phát hành bởi một tổ chức thứ ba gọi là tổ chức phát hành NVDR (một công ty con của sở giao dịch chứng khoán).[2] Thông qua NVDR sẽ giúp thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường doanh nghiệp Việt Nam.

  1. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

– Theo quy định tại Luật DN 2020, quyền lợi của cổ đông đã được mở rộng, khi sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên sẽ có các quyền hạn như: xem xét, tra cứu, trích lục các biên bản, nghị quyết liên quan, báo cáo tài chính, hợp đồng, giao dịch, v.v…; yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ; yêu cầu Ban kiểm soát về một số vấn đề cụ thể, v.v… và các quyền khác. Tuy nhiên đã loại trừ quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

So với Luật DN 2014, với cổ đông phải sở hữu từ 10% và phải trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng thì mới có các quyền hạn như đã nêu trên.[3]

Quy định mới đã bỏ đi yêu cầu về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông và trao nhiều quyền lợi cho các cổ đông để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Qua đó, còn nhằm hạn chế việc gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ nếu có sự lạm dụng quyền hạn của các cổ đông lớn. Hơn nữa, quy định trên cũng góp phần giúp nâng cao chất lượng quản trị của doanh nghiệp khi gia tăng quyền hạn của các cổ đông.

– Bên cạnh quyền hạn, cổ đông phổ thông cần chú ý nghĩa vụ mới được bổ sung đó là “Bảo mật thông tin”[4]

Cụ thể là:

+ Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo Điều lệ công ty và pháp luật;

+ Chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

+ Nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khác.

Vì lý do giảm phần trăm cổ phần phổ thông mà các cổ đông sẽ tiếp cận được nhiều thông tin và các tài liệu bí mật của doanh nghiệp. Do đó, bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc mà cổ đông phải tuân theo.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  1. Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông

Bên cạnh việc tiếp cận được nhiều thông tin, hồ sơ của doanh nghiệp thì quyền lợi của cổ đông sở hữu từ 01% tổng số cổ phần phổ thông sẽ có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện. Bao gồm khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đông quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty và người khác. [5]

Nhận thấy, tại quy định mới đã loại bỏ điều kiện phải sở hữu cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng. Quy định trên không còn phân biệt cổ đông mới hay cũ mà bây giờ các cổ đông đã hưởng được nhiều quyền lợi tương xứng với số vốn mà mình đã góp vào.

  1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Tại mô hình hoạt động Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có sự thay đổi tên gọi của “Ban kiểm toán nội bộ” của Hội đồng quản  trị. Theo đó, được đổi tên thành “Uỷ ban kiểm toán”.[6]

  1. Bổ sung thêm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông sẽ có thêm các quyền hạn sau:[7]

– Có quyền quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

– Được quyền phê duyệt quy chế quản trị nội bộ, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

– Được phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập. Quyết định công ty kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm tra hoạt động công ty, còn có quyền bãi nhiệm kiểm toán viên độc lập nếu xét thấy cần thiết.

  1. Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông

Theo quy định mới đã kéo dài thời hạn thông báo mời họp các cổ đông để dự họp Đại hội đồng cổ đông chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp. Trường hợp công ty quy định trong Điều lệ thời hạn dài hơn thì sẽ áp dụng theo Điều lệ công ty.[8]

Hơn nữa, liên quan đến nội dung trên, còn bổ sung thêm quy định về việc bầu chủ tọa. Ngoài chủ tọa là do Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhiệm, thì trong cuộc họp có thể ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ.[9]

Cũng tương tự như Biên bản họp của HĐTV tại Biên bản họp ĐHĐCĐ, nếu chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản họp vẫn có hiệu lực. Đó là khi các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và phải ghi rõ trong biên bản họp về việc chủ tọa, thư ký từ chối ký trong biên bản.[10]

  1. Việc ủy quyền của cổ đông dự họp ĐHĐCĐ

Đối với các cổ đông dự họp nếu vì lý do không thể đến buổi họp ĐHĐCĐ, sẽ có quyền được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp. [11]Tại quy định này, không có sự giới hạn về số lượng ủy quyền là một người như tại Luật DN 2014 đã nêu ra. Do đó, có thể hiểu cổ đông sẽ có quyền ủy quyền cho nhiều người dự họp ĐHĐCĐ.

  1. Tuyển dụng thư ký công ty

Quyết định bổ nhiệm thư ký công ty không còn do Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng nữa mà sẽ do Hội đồng quản trị quyết định.[12]

Về quyền và nghĩa vụ của thư ký công ty vẫn được giữ nguyên như quy định tại Luật DN 2014.

  1. Bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

Đây là quy định mới được bổ sung mà các thành viên Hội đồng quản trị nên chú ý. Tại Luật DN 2020 có đề cập như sau “Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng”. Dựa vào tiêu chí trên, Đại hội đồng cổ đông có thể ra quyết định bãi nhiệm thành viên Hội đông quản trị nếu không tuân thủ việc tham gia trong thời hạn đã nêu.[13]

Lưu ý: Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những điểm mới về loại hình CTCP tại Luật Doanh nghiệp 2020

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết liên quan như “Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp.

 

[1] Điều 114.6 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Thông tin từ Tạp chí tài chính, ngày truy cập 12/09/2019

[3] Điều 114.2 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 115.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 119.5 Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 166.1 Luật Doanh nghiệp 2020

[6] Điều 137.1.b Luật Doanh nghiệp 2020

[7] Điều 138.k, l, m Luật Doanh nghiệp 2020

[8] Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020

[9] Điều 146.2.a Luật Doanh nghiệp 2020

[10] Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020

[11] Điều 144.3.b Luật Doanh nghiệp 2020

[12] Điều 156.5 Luật Doanh nghiệp 2020

[13] Điều 160.2.a Luật Doanh nghiệp 2020

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*