Điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên HĐQT và Ban kiểm soát trong CTCP

Điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên HĐQT và Ban kiểm soát trong CTCP

Điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên HĐQT và Ban kiểm soát trong CTCP

 

Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần là một thành phần không thể thiếu trong mô hình của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định các vấn đề quản lý trong công ty như các vấn đề như giá cổ phần, trái phiếu được phát hành, các giải pháp phát triển hoạt động của công ty, phương án đầu tư, v.v…Bên cạnh đó, Ban kiểm soát cũng là một thành phần được thành lập trong cơ cấu của công ty cổ phần, thực hiện các nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị và vả Giám đốc công ty trong quá trình điều hành công ty.

Vậy để có thể trở thành thành viên hội đồng quản trị và kiểm soát viên thì cần các điều kiện và tiêu chuẩn nào? Sau đây, Luật Nghiệp Thành tư vấn bạn đọc vấn đề sau:

1. THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

* Số lượng: 03 -11 thành viên

* Nhiệm kỳ: Không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

* Ai có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị?

+ Là Đại hội đồng cổ đông

* Hình thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị:

Phải thông qua hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (trừ khi Điều lệ có quy định khác),

Phương thức biểu quyết: Theo quy định Luật Doanh nghiệp, khi bầu thành viên HĐQT thì phải theo phương thức là bầu dồn phiếu.

Bầu dồn phiếu là mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần mình sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT. Sẽ có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

Khi đó việc chọn ứng viên sẽ xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có phiếu bầu cao nhất cho đến khi hết số thành viên HĐQT.

=> Phương thức bầu dồn phiếu nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện của các cổ đông nhỏ trong công ty, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông khi bầu thành viên hội đồng quản trị so với các cổ đông có sở hữu số cổ phần đa số. Phương thức này đảm bảo điều hòa được quyền điều hành, kiểm soát giữa các nhóm cổ đông trong công ty.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

* Tiêu chuẩn và điều kiện:

Thứ nhất, không thuộc các đối tượng không có quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, gồm:

+ Đối với cá nhân: Cán bộ; công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,…; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam,….

+ Đối với tổ chức: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Thứ hai, Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh của công ty

Nếu Điều lệ công ty có quy định khác về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thì sẽ tuân theo Điều lệ công ty.

Thứ ba, Không nhất thiết phải là cổ đông công ty

Công ty có thể bầu một người không là cổ đông góp vốn trong công ty nhưng đáp ứng đủ các điều kiện theo luật quy định để làm thành viên HĐQT chỉ trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Ngoài ra, Thành viên Hội đồng quản trị công ty này có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

2. BAN KIỂM SOÁT

* Số lượng: Từ 03-05 Kiểm soát viên

* Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên: Không quá 05 năm, được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

* Ai có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát?

+ Kiểm soát viên trong Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

+ Trưởng Ban kiểm là một trong các thành viên của Ban kiểm soát và được Ban kiểm soát bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số.

* Hình thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát:

Phải thông qua hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (trừ khi Điều lệ có quy định khác),

Phương thức biểu quyết: Theo quy định Luật Doanh nghiệp, khi bầu thành viên Ban kiểm soát thì phải theo phương thức là bầu dồn phiếu giống như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT.

* Tiêu chuẩn và điều kiện:

Thứ nhất, Không thuộc các đối tượng không có quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

+ Đối với cá nhân: Cán bộ; công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,…; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam,….

+ Đối với tổ chức: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Thứ hai, Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

Thứ ba, Không phải là người quản lý công ty. Nhưng có thể là cổ đông hoặc người lao động của công ty hoặc người ngoài công ty. Nếu điều lệ công ty có quy định khác thì thực hiện theo điều lệ. 

Thứ tư, Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Chức năng của Ban kiểm soát:

1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong công việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

3. Kiểm tra tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê hay lập báo cáo tài chính.

4. Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.

5. Rà soát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.

6. Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Ban kiểm soát được sử dụng tư vấn độc lập, kiểm toán nội bộ để làm việc.

7. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

8. Ban Kiểm soát thực hiện thông báo văn bản cho Hội động quản trị và được yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi nếu phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ.

9. Tham dự các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại các cuộc họp.

10. Ban kiểm soát được cung cấp các thông tin về nghị quyết, biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các báo cáo của Giám đốc trình lên Hội đồng quản trị. Được tiếp cận các hồ sơ, tài liệu lưu trữ của công ty, … để làm việc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên HĐQT và Ban kiểm soát trong CTCP

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng Chúng tôi lan tỏa tri thức cho cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi, Lê Tiến Thành

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*