Doanh nghiệp nào sẽ bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ?

Doanh nghiệp nào sẽ bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ?

Doanh nghiệp nào sẽ bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ?

Khi áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý, cơ quan thuế cần dựa trên các tiêu chí đánh giá khác nhau để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giải quyết cũng như có thể đòi được thuế còn nợ từ các doanh nghiệp, một trong số đó là biện pháp đôn đốc thu tiền thuế còn nợ.

Hãy cùng Luật Nghiệp Thành phân tích những vấn đề, tiêu chí để biết được khi nào doanh nghiệp bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ nhé!

I.Cơ sở để áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp

1.Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế

Nhà nước đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dựa trên các hệ thống tiêu chí[1] bao gồm:

Tiêu chí 1: Trạng thái hoạt động của người nộp thuế tức người nộp thuế phải trong trạng thái hoạt động

Tiêu chí 2: Người nộp thuế cần phải thực hiện tốt bằng cách kê khai cũng như nộp thuế đầy đủ trong khoảng thời gian doanh nghiệp hoạt động.

Tiêu chí 3: Sử dụng hóa đơn chứng từ phải đúng theo quy đinh của pháp luật; hóa đơn ghi phải có đầy đủ các nội dung; không được khai sai sự thật nhằm lừa dối để tuồng hàng hóa vào;…

Tiêu chí 4: Xem xét người nộp thuế có hành vi vi phạm về nghĩa vụ nộp thuế không gồm một số hành vi như: trốn thuế, hóa đơn có đầy đủ, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, không khắc phục hậu quả gây ra,…

Tiêu chí 5: Xem tình hình nợ thuế của doanh nghiệp số tiền thuế chậm trả số ngày chậm trả thuế

Document

Tiêu chí 6: Gồm một số nhóm tiêu chí khác.

Bạn đọc tham khảo: Người nộp thuế cần tuân thủ thuế như thế nào?

2.Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp

Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro tổng thể theo một trong những hạng sau: hạng 1: người nộp thuế rủi ro rất thấp; hạng 2: người nộp thuế rủi ro thấp; hạng 3: người nộp thuế rủi ro trung bình; hạng 4: người nộp thuế rủi ro cao; hạng 5: người nộp thuế rủi ro rất cao.

Kết quả phân loại theo hạng này sẽ dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đã nêu ở trên[2] và các nhóm tiêu chí[3] gồm: đầy đủ các thông tin chung cơ bản về doanh nghiệp như: địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,…; đầy đủ các thông tin chung cơ bản của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Doanh nghiệp có đang trong tình trạng hoạt động không; doanh nghiệp phải khai báo thuế và nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật; phải báo cáo tài chính và doanh thu bán hàng; khai báo đầy đủ các chi phí doanh nghiệp; các lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao trong thời gian hoạt động lời hay lỗ; doanh nghiệp có những tài sản nào ngắn hay dài hạn; khả năng thanh toán của doanh nghiệp; và một số tiêu chí khác…

=> Từ đó, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế[4], kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp [5] và thêm một dữ kiện nữa là các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định[6] rồi từ 03 yếu tố này xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kì thực hiện[7].

3.Doanh nghiệp nào sẽ bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ?

Khi đã có danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kì thực hiện, cơ quan thuế sẽ dễ dàng áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế tại chương IV[8]

Ở đây ta chỉ đề cập đến việc là doanh nghiệp bị áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vì chỉ có áp dụng nghiệp vụ quản lý này cơ quan thuế mới dùng các biện pháp đôn đốc. Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp khi áp dụng quản lý này lại được phân loại theo ba mức độ rủi ro . Ba mức độ rủi ro này được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế là doanh nghiệp[9] và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II[10], cụ thể:

“Rủi ro cao”: cơ quan thuế sẽ dựa vào tình hình thực tế ngoài xã hội thực để lựa chọn người nộp thuế có tỷ lệ cao nhất sẽ thu hồi được số tiền thuế vào ngân sách nhà nước, người nộp thuế có số thuế nợ  lớn, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, người nộp thuế xuất cảnh ra nước ngoài vì những người này có khả năng cao sẽ “không trả tiền nộp thuế cho nhà nước” để thực hiện tăng tần suất đôn đốc hoặc ưu tiên triển khai trước trong danh sách người nộp thuế cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.[11]

“Rủi ro trung bình” và “Rủi ro thấp”: Sẽ thực hiện các biện pháp nhẹ hơn so với đối tượng rủi ro cao vì những đối tượng này khả năng cao sẽ thực hiện nộp thuế đúng quy định nên chỉ thực hiện các biện pháp theo dõi, đôn đốc và áp dụng các biện pháp thu nợ theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành mà chưa cần tới cưỡng chế.[12]

Như vậy, người nộp thuế là doanh nghiệp bị áp dụng quản lý rủi ro quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ thuộc đối tượng có khả năng bị áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế để thu tiền thuế còn nợ. Trong đó, tuỳ vào việc phân loại theo các mức là “Rủi ro cao”, “Rủi ro trung bình” hay “Rủi ro thấp” mà sẽ thực hiện việc đôn đốc với tần suất khác nhau và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế khác nhau. Ngoài ra, đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cũng bị áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể, phá sản, ngừng hoạt động theo quy định. Rất rõ ràng vì phải đôn đốc trước khi giải thể, phá sản, ngừng hợp đồng vì có thể sau đó doanh nghiệp sẽ không còn tài sản để mà trả thuế nữa hoặc tẩu tán tài sản.[13]

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Doanh nghiệp nào sẽ bị đôn đốc thu tiền thuế còn nợ”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Phụ lục I Thông tư 31/2021/TT-BTC

[2] Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[3] Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC

[4] Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[5] Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[6] Điều 13.1 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[7] Điều 13.1 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[8] Thông tư 31/2021/TT-BTC

[9] Điều 11.1 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[10] Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC

[11] Điều 20.1 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[12] Điều 20.2 Thông tư 31/2021/TT-BTC

[13] Điều 16.3 Thông tư 31/2021/TT-BTC

Document
Categories: Thuế
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*