Có bảo hiểm thì không cần bồi thường tai nạn giao thông?

Có bảo hiểm thì không cần bồi thường tai nạn giao thông?

Có bảo hiểm thì không cần bồi thường tai nạn giao thông?

Tình huống: Tôi có mua bảo hiểm cho xe ô tô (gồm bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm xe) có giá trị bảo hiểm lên đến 2 tỷ đồng. Giữa năm, tôi có gây tai nạn, bảo hiểm đã chi 1,5 tỷ đồng để bồi thường thiệt hại cho tôi. Gần cuối năm, tháng 12 tôi lái xe vượt quá tốc độ có gây ra tai nạn, xe của đối phương cũng đắt tiền, hư hỏng gần 1,8 tỷ đồng, hơn nữa, người đó nằm viện điều trị hết 30 triệu đồng. Trong trường hợp này, bảo hiểm có chi trả cho tôi không? Và số tiền tôi nhận được là bao nhiêu?

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Thứ nhất, chúng tôi làm rõ các loại bảo hiểm bạn đã mua như sau:

 Bảo hiểm bắt buộcBảo hiểm vật chất cho xe
Nội dungLà loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc phải mua cho xe cơ giới theo quy định của pháp luật.[1]Là loại BH tự nguyện, có thể giao kết nhiều bảo hiểm tương tự.

 

Số tiền mua bảo hiểmSố tiền mua bảo hiểm này được pháp luật cố định sẵn, bạn có thể tham khảo

Phí mua bảo hiểm bắt buộc 2021

Tùy theo thỏa thuận của các bên.
Số tiền đền bù thiệt hại nếu có tai nạn xảy ra[2]Thiệt hại về người: 150 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạnThiệt hại về tài sản:

Xe ô tô: 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn

Không được vượt quá giá trị thị trường của chiếc xe (tài sản) tại thời điểm xảy ra tai nạn.[3]

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều hợp đồng BH cho cùng một xe với cùng một điều kiện để nhận tiền bảo hiểm, thì pháp luật giới hạn số tiền bạn nhận được cho mỗi hợp đồng. Cụ thế, tổng số tiền bạn nhận của nhiều hợp đồng không vượt quá giá trị của chiếc xe.[4]

Thứ hai, quy tắc bồi thường bảo hiểm được hiểu như sau, số tiền được nhận sẽ tương ứng mỗi vụ tai nạn, không giới hạn số lần bị tai nạn và cũng không bị trừ cho những lần tiếp theo. Tuy nhiên, số tiền nhận được sẽ bị giới hạn trong hạn mức pháp luật cho phép như ở bảng trên trong một vụ tai nạn.

Document

Áp dụng tình huống của bạn, việc bảo hiểm chi trả cho tai nạn giữa năm không ảnh hưởng đến việc chi trả cho lần tai nạn cuối năm. Cụ thể:

Giữa năm (Tai nạn lần 1)Cuối năm (Tai nạn lần 2)
Bảo hiểm TNDS bắt buộcBồi thường cho người bị thương do tai nạn bạn gây raTối đa 150 triệu đồngTối đa 150 triệu đồng
Bồi thường cho tài sản (xe, đồ giá trị bị hư hỏng,…) do tai nạn bạn gây raTối đa 100 triệu đồngTối đa 100 triệu đồng
Bảo hiểm vật chất cho xeTối đa giá trị thị trường chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạnTối đa giá trị thị trường chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn

Vậy bạn có thể xác định sơ lược số tiền DNBH sẽ trả cho bạn qua các bước sau:

– Bước 1: Xác định loại bảo hiểm đã mua

– Bước 2: Xác định giá thị trường chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.

– Bước 3: Áp vào bảng đã hướng dẫn ở trên.

Lưu ý rằng, tiền đền bù sẽ được đội ngũ chuyên gia của DNBH giám định tổn thất và tính toán, nên số tiền bạn đã tính không chắc chắn đúng như hướng dẫn ở trên. Bạn nên tham khảo cách tính của DNBH nơi bạn mua bảo hiểm.

Vì bạn không đề cập giá thị trường chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn, nên chúng tôi vẫn áp dụng giá thị trường bằng giá trị tại thời điểm mua bảo hiểm (2 tỷ đồng). Số tiền tối đa DNBH sẽ đền bù cho người bị thương thay bạn là:

Giữa năm (Tai nạn lần 1)Cuối năm (Tai nạn lần 2)
Bảo hiểm bắt buộcTrả tiền cho người bị thương0 đồng (vì bạn không đề cập đến người bị thương)30 triệu đồng
Trả tiền cho xe bị hư100 triệu đồng100 triệu đồng
Bảo hiểm vật chất cho xeTrả tiền cho xe1,4 tỷ đồng (vì BH bắt buộc đã trả 100 triệu đồng)1,7 tỷ đồng (vì BH bắt buộc đã trả 100 triệu đồng)

Bạn đọc tham khảo Trường hợp nào gây tai nạn giao thông thì khởi tố hình sự

Bạn đọc tham khảo Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có bảo hiểm thì không cần bồi thường tai nạn giao thông?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 8.1 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung 2010

[2] Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC

[3] Điều 46.1 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung 2010

[4] Điều 44.2 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung 2010

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*