Cho vay bằng giấy viết tay, lãi suất, và thu hồi nợ như thế nào?

Cho vay bằng giấy viết tay, lãi suất, và thu hồi nợ như thế nào?

Cho vay bằng giấy viết tay, lãi suất, và thu hồi nợ như thế nào?

Câu hỏi: Ngày 15/9/2019 tôi có cho bạn vay tiền có biên nhận bằng giấy viết tay với số tiền là 50 triệu đồng trong 10 ngày và tôi lấy lãi 150 nghìn đồng. Cho tôi hỏi lấy lãi như vậy có bị xem là cho vay nặng lãi không? Và nay bạn tôi không trả đúng hạn thì làm sao để khởi kiện đòi lại tiền cho vay?

Trả lời:

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Gần như trong con người của bất kỳ ai cũng có tâm từ bi muốn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, nhất là chứng kiến những người thân đang gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống. Khi người thân hỏi vay/mượn tiền thì mình đều sẵn lòng muốn giúp đỡ nếu có điều kiện. Tuy nhiên sau khi cho mượn tiền thì cũng xảy ra nhiều trường hợp người vay/mượn vì lý do nào đó mà không trả lại tiền, hứa hẹn này nọ làm cho người cho vay vừa buồn vì mất tiền, vừa mất tình cảm với người vay/mượn tiền.  Do đó việc vay/mượn tiền giờ đây là chuyện tế nhị, không cho vay/mượn tiền thì mất người thân, nhưng khi cho vay/mượn đôi khi mất cả tiền lẫn người thân. Nhưng cũng có những trường hợp người được cho vay/mượn tiền là người có uy tín, trọng nghĩa tình, sau khi giúp họ vượt qua khó khăn, họ hoàn trả và mang ơn trong lòng sẵn sàng giúp người cho vay trong nhiều trường hợp mà không tính toán. Đối với trường hợp cho vay tiền của bạn thì chúng tôi xin tư vấn như sau:

  1. Vấn đề thứ nhất: có bị xem là cho vay nặng lãi không?

Vì đây là giao dịch phát sinh tự nguyện giữa hai người là cá nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên và bạn không phải là tổ chức tín dụng nên đây là giao dịch dân sự phát sinh giữa bạn và bạn của bạn vì vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015[1]

Về lãi suất cho vay của bạn có bị xem là cho vay nặng lãi không thì mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để được hiểu rõ hơn về vấn đề này: thế nào là cho vay nặng lãi ?

  1. Vấn đề có đòi nợ bằng giấy viết tay:

Rất nhiều trường hợp, vì là bạn bè thân quen với nhau nên khi cho mượn tiền lại ngại viết giấy hay viết hợp đồng rõ ràng và chỉ trao đổi với nhau qua lời nói hay tin nhắn từ điện thoại hay các phương tiện điện tử khác như vậy có được xem là hợp đồng ?

Hình thức của hợp đồng mặc dù không quy định cụ thể tuy nhiên được hiểu tương tự như hình thức của giao dịch dân sự đó là bao gồm lời nói, văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể theo đó hình thức giao dịch của bạn ở đây là văn bản truyền thống cụ thể là giấy viết tay nên cũng được xem là hình thức của hợp đồng[2].

Đồng thời nếu như trong bản giấy viết tay không có xác định cụ thể thời gian trả nợ của người mượn nhưng thông qua các phương tiện điện tử như facebook, zalo, viber…. mà bạn và người đó có trao đổi với nhau về việc thời gian trả nợ thì đó cũng được xem là căn cứ để thu hồi nợ. Vì thông qua thỏa thuận của bạn với người vay về việc hẹn ngày nào trả đó là căn cứ để xác định thời hạn trả nợ cũng như căn cứ để tính tiền chậm nộp và các vấn đề thời hạn khởi kiện sau này của bạn nếu kiện ra tòa giải quyết.
Vì qua việc trao đổi với nhau bằng điện thoại hay một phương tiện điện tử khác như trên thì cũng được xem là hình thức của hợp đồng cụ thể (hợp đồng bằng văn bản).[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Trong trường hợp bạn của bạn không trả nợ đúng hạn thì theo thỏa thuận bạn có quyền sau:

  • Thỏa thuận thêm thời gian yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ đồng thời phải chi trả lãi chậm trả và lãi trên nợ gốc đầy đủ[4].
  • Nếu như không thỏa thuận được với bên vay và sau khi yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện thì bạn có quyền khởi kiện hoặc nhờ người khác khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình[5].
  1. Vấn đề khởi kiện và cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trong bất cứ một vụ việc gì nếu cảm thấy quyền lợi của bạn bị xâm phạm mà không thể thỏa thuận được với bên kia thì bạn có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo cho quyền và lợi ích của bạn. Nên nhớ một điều rằng tòa án chỉ giải quyết những yêu cầu của bạn khi có đơn khởi kiện, và bạn có thể tự viết đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác viết đơn khởi kiện và gửi lên tòa án có thầm quyền.
Như đã nói ở trên, đây là giao dịch dân sự giữa bạn và người kia nên khi có xảy ra tranh chấp thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án dân sự. Và tòa án có thẩm quyền cụ thể ở đây là Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện[6]
Trong trường hợp của bạn thì có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án dân sự cấp huyện nơi bạn đang sinh sống hoặc gửi đến Tòa án dân sự cấp huyện nơi người bị kiện đang sinh sống.

Bạn nên để ý về vấn đề thời hiệu khởi kiện, nếu thời gian tranh chấp với thời gian khởi kiện của bạn hơn 03 năm thì bạn sẽ hết thời hạn khởi kiện và quyền lợi của bạn sẽ không được tòa án giải quyết[7].

  1. 4. Giấy viết tay làm chứng cứ để khởi kiện:

Vì đây là hình thức hợp đồng hợp pháp của một giao dịch dân sự và được thực hiện bằng văn bản có thể nhìn thấy được, đọc được thì đây được xem là chứng cứ[8]. Theo đó bạn có thể nộp cho cơ quan Tòa án trong quá trình tố tụng thì đây được xem là chứng cứ hợp pháp và cơ quan Tòa án sẽ dùng chứng cứ này để xem xét để giải quyết yêu cầu khởi kiện của bạn[9].

Như vậy bạn có thể yên tâm rằng hoạt động cho vay của bạn là hợp pháp và việc hợp đồng bằng giấy viết tay sẽ bảo đảm cho khoản tiền bạn cho vay cũng như lãi suất trong thỏa thuận đồng thời cũng có thể dùng để làm chứng cứ khi bạn khởi kiện ra cơ quan Tòa án.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề cho vay bằng giấy viết tay, lãi suất và việc thu hồi nợ của bạn.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Văn Trình

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015

[5] Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

[6] Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

[7] Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015

[8] Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

[9] Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

 

 

 

 

 

 

 

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*