Cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh

Sức khỏe là thứ quý giá nhất của một con người mà không thể định giá được. Để có một sức khỏe tốt, chống chọi lại với bệnh tật thì không thể thiếu các bác sỹ và những người hoạt động trong lĩnh vực Y khoa. Vì vậy, để những người hoạt động trong lĩnh vực Y có thể giúp con người khám chữa bệnh với kết quả tốt hơn pháp luật đã quy định họ phải nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Thông qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về quy định cập nhật kiến thức y khoa liên tục nhé.

Đối tượng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, Kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.[1]

Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục: tối thiểu 120 tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 tín chỉ đối với các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học)[2].

Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa[3]:

– Tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề: các khóa đào tạo trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến có chương trình đào tạo, tài liệu được xây dựng và thẩm định, được tổ chức bởi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tham gia đào tạo nhân lực ngành y tế,..

VD: Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng tham gia các hội nghị, hội thảo về sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng được tổ chức bởi các bệnh viện trung ương.

– Tham gia các ban hoặc tổ chức chuyên môn biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về  khám bệnh, chữa bệnh và được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.

VD: Tham gia soạn thảo giáo trình do Trường Đại học Y Dược chủ trì soạn thảo và phát hành cho sinh viên trong trường nghiên cứu, học tập.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Thực hiện nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề: Chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp nhà nước; sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo cáo khoa học trong và ngoài nước có nội dung khám bệnh, chữa bệnh,…

VD: Bác sỹ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện và làm giảng viện tại Trường đại học Y.

– Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác: tự tìm hiểu, tư duy, nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi chuyên môn. Tham gia hướng dẫn luận văn, luận án liên quan đến phạm vi hành nghề; tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án,…

VD: Bác sỹ Y khoa ở bệnh viện chuyên về Hệ thần kinh hướng dẫn sinh viên luận văn liên quan đến Xử lý tăng áp lực nội sọ.[4]

-Lưu ý: Người hành nghề khám, chữa bệnh có thể tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa trên[5], không bắt buộc phải tham gia tất cả các hình thức.

Chú ý: Yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục là một trong những điều kiện quan trọng để được gia hạn giấy phép hành nghề[6].

Để biết thêm chi tiết về quy đổi tín chỉ và giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức Y khoa liên tục, bạn truy cập: Bảng quy đổi cập nhật kiến thức y khoa

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 22.1 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023

[2] Điều 3.1 Thông tư 32/2023/TT-BYT

[3] Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023

[4] Điều 4, 5, 6, 7 Thông tư 32/2023/TT-BYT

[5] Điều 3.2 Thông tư 32/2023/TT-BYT

[6] Điều 32.2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023

Document
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*