Trách nhiệm và mức bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa

Trách nhiệm và mức bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa

Trách nhiệm và mức bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa

Tai biến y khoa là trường hợp khá phổ biến trong quá trình khám, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng khi được Hội đồng chuyên môn xác định thuộc trường hợp tai biến y khoa thì ai có trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường trong trường hợp này được xác định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết sau.

Để tìm hiểu về Hội đồng chuyên môn và tai biến y khoa, bạn đọc xem bài viết: “Tai biến y khoa là gì?

Khi xác định được yếu tố lỗi và hành vi vi phạm của người hành nghề y thì trách nhiệm bồi thường do:[1]

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân; Hoặc

– Doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trừ trường hợp bệnh nhân tự gây ra tai biến y khoa;

Mức bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa:

* Nếu cơ sở khám chữa bệnh có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì mức bồi thường sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trả. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo hợp đồng mà hai bên đã ký nhưng phải bao gồm các chi phí sau[2]:

– Chi phí bồi thường cho những thiệt hại do tai biến y khoa gây ra trong quá trình khám chữa bệnh (khi tai biến y khoa diễn ra trong thời hạn hợp đồng);

– Chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan đến việc tranh chấp về tai biến y khoa;

* Nếu như cơ sở khám chữa bệnh chưa mua hoặc chưa kịp mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà xảy ra tai biến y khoa thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tự mình chi trả. Mức bồi thường trong tình huống này được tính như thế nào?

– Một là sẽ do các bên tự thỏa thuận;

– Hai là căn cứ theo quy định của pháp luật để xác định. Theo đó, mức bồi thường được tính như sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm[3]

*Thời điểm tính thiệt hại từ khi bệnh nhân bị tai biến y khoa bị xâm phạm sức khỏe đến thời điểm người đó chết.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm[4]
– Chi phí khám chữa bệnh;

– Chi phí thuê phương tiện đưa bệnh nhân bị tai biến y khoa đến cơ sở khám chữa bệnh và về nơi ở;

– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe:

– Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút.

Thu nhập thực tế của người bị tai biến y khoa đã bị mất hoặc giảm sútChi phí mai táng: mua quan tài, chi phí hỏa táng, thuê xe tang,…
Chi phí và phần thu nhập của người chăm sóc:

– Chi phí đi lại, sinh hoạt để nuôi bệnh;

– Thu nhập thực tế bị mất trong thời gian điều trị;

* Nếu cần người chăm sóc thường xuyên thì chi phí chăm sóc 01 ngày = 01 ngày lương tối thiểu theo vùng nơi người bị tai biến y khoa cư trú

Tiền cấp dưỡng cho con, cha mẹ của người chết hoặc người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng trước khi chết[5].

* Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm bệnh nhân bị xâm phạm về sức khỏe.

Ví dụ: Cuối năm 2023, ông A là bệnh nhân tai biến y khoa được xác định là do yếu tố lỗi của bệnh viện TP.HCM. Đến đầu năm 2024, ông A mất, tổng quá trình điều trị là 03 tháng. Biết trước khi ông A bị bệnh, ông A có mức lương 9 triệu/1 tháng và có một người con 10 tuổi. Mức bồi thường thiệt hại xác định như sau:

1. Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính trong thời gian điều trị 3 tháng như sau:

– Chi phí khám bệnh;

– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe (tính theo ngày): mỗi ngày khám chữa bệnh trong hồ sơ bệnh án = 01 ngày lương tối thiểu theo vùng[6], tức là 180.000 VNĐ[7].

– Chi phí phục hồi sức khỏe;

– Thu nhập thực tế của người bị tai biến y khoa: 9 triệu * 3 tháng =  27 triệu

– Chi phí chăm sóc thường xuyên;

2. Chi phí mai táng

3. Tiền cấp dưỡng cho con của anh A đến năm con của anh A được 18 tuổi

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trách nhiệm và mức bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi làn tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được sự phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiếm duyệt nội dung: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 100.2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

[2] Điều 103.1 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Điều 123.1 Nghị định 96/2023/NĐ-CP

[3] Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP

[4] Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 8 Nghị quyết 02/2022/Nghị quyết-HĐTP

[5] Điều 593 Bộ luật dân sự 2015

[6] Ngày lương tối thiểu theo vùng xác định là 01 tháng lương tối thiểu theo vùng chia cho 26 ngày.

[7] Lương tối thiểu theo vùng 1 là 4.680.000 đồng/ tháng (theo nghị định 38/2022/NĐ-CP)

Document
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*