Xử lý vi phạm hành vi sửa chữa hồ sơ bệnh án

Xử lý vi phạm hành vi sửa chữa hồ sơ bệnh án

Xử lý vi phạm hành vi sửa chữa hồ sơ bệnh án

Xử lý vi phạm hành vi sửa chữa hồ sơ bệnh án

Khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế, người bệnh đều được cơ sở y tế lập và cấp hồ sơ bệnh án để phục vụ việc khám và theo dõi trong suốt quá trình chữa bệnh. Theo quy định của pháp luật, hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh[1]. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà vẫn có tình trạng tại một số cơ sở khám, chữa bệnh người có trách nhiệm lập hồ sơ bệnh án có hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án. Hành vi làm sai giấy tờ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tinh thần của người bệnh và người thân của họ, vô tình tiếp tay cho những mục đích không tốt đẹp của một số người muốn làm hại người bệnh. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa hành vi này vào danh sách những hành vi bị cấm trong hoạt động khám chữa bệnh[2].

Việc tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án không chỉ bị pháp luật xử phạt về hành chính mà có thể bị xử lý cả về mặt hình sự. Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc vấn đề trên.

  1. Quy định về lập hồ sơ bệnh án.

 *Lập hồ sơ bệnh án:

Theo quy định của pháp luật việc lập hồ sơ bệnh án như sau[3]:

– Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án.

– Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án.

– Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

*Hồ sơ bệnh án điện tử :

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử thì cơ sở khám chữa bệnh được phép sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử để lưu trữ thay cho hồ sơ giấy. Tuy nhiên, việc lưu trữ phải đáp ứng các yêu cầu sau[4]:

– Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy.

– Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.

– Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân (như tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân; Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân,…theo quy định[5]

Document

Bên cạnh đó, pháp luật quy định việc tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh là hành vi bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

  1. Quy định xử phạt

Ngày nay tình trạng người có trách nhiệm lập hồ sơ bệnh án thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án làm sai lệch thông tin khám, chữa bệnh không phải là hiếm thấy. Thực tế cho thấy tại nước ta đã xử lý vi phạm nhiều về hành vi trên.

Điển hình như gần đây theo thông tin Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 9 đến nay đơn vị đã xử phạt hàng hoạt các phòng khám, bệnh viện, cơ sở làm đẹp có hành vi vi phạm với số tiền xử phạt lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế H.P tại Quận 5, TP.HCM do có hành vi vi phạm như tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh và một số quy phạm khác[6].

Tùy theo mức độ vi phạm mà người có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin trong hồ sơ bệnh án có thể bị xử lý như sau:

* Xử lý hành chính:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định[7].

Lưu ý: Mức phạt tiền này là với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân[8].

* Xử lý hình sự:

Theo quy định, nếu hành vi tẩy xóa, làm giả, làm sai lệch thông tin bệnh án gây hậu quả nghiêm trọng có thiệt hại xảy ra thì người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo quy định của Bộ Luật Hình sự, cụ thể như sau:

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây[9]:

– Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu.

– Làm, cấp giấy tờ giả.

– Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các hành vi phạm tội:

– Có tổ chức;

– Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

– Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

Bên cạnh đó, pháp luật có quy định người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm[10].

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Xử lý vi phạm hành vi sửa chữa hồ sơ bệnh án”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 59.1 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

[2] Điều 6.10 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

[3]Điều 59.2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

[4] Điều 3.2 Thông tư 46/2018/TT-BYT.

[5] Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng 2015.

[6] Tham khảo bài viết tại trang web Đài phát thanh và truyền hình Long An (2020), TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở làm đẹp.

[7] Điều 38.5.e, 38.8.a Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

[8] Điều 4.5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

[9] Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

[10] Điều 359.5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*