Bị tước bằng lái thì có được phép lái xe không

Bị tước bằng lái thì có được phép lái xe không

Bị tước bằng lái thì có được phép lái xe không?

Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Theo đó, các chế tài xử phạt vi phạm được quy định tăng nặng hơn nhiều so với trước đó. Đặc biệt là xử phạt khi tài xế có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Trên thực tế nhiều người đang vô tình phạm luật mà không hề hay biết. Và cũng không phải ai cũng biết mình rằng đối với lỗi vi phạm đó thì mình sẽ bị xử lý như thế nào.

1) Bị tước Giấy phép lái xe (GPLX), có được phép điều khiển phương tiện giao thông không?

Tình huống đặt ra: Nếu một người điều khiển xe gắn máy mà có nồng độ cồn trên 80mg/100ml máu hoặc trên 0,4mg/1 lít khí thở thì ngoài việc bị phạt tiền từ 6 triệu – 8 triệu đồng; tịch thu phương tiện 7 ngày, người đó còn bị tước GPLX từ 22 tháng – 24 tháng (chúng tôi đã có bài viết về mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn tại: Mức xử phạt nồng độ cồn đối với các loại phương tiện giao thông phổ biến).

Như vậy, trong trường hợp này, khi bị tước GPLX thì người đó sẽ không được phép điều khiển xe gắn máy (phân khối từ 50cc trở lên) trong thời hạn quy định, mà chỉ được phép sử dụng các loại phương tiện không yêu cầu phải có GPLX như: xe máy có phân khối dưới 50cc, xe đạp điện, xe đạp,…Nếu người đó vẫn cố ý tiếp tục lưu thông trên đường bằng phương tiện đã bị tịch thu GPLX trước đó, thì sẽ bị áp dụng xử phạt như đối với hành vi điều khiển phương tiện mà không có GPLX[1]. Đối với hành vi này, sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng[2].

Hiện nay, các hình thức xử lý vi phạm giao thông phổ biến nhất là: Phạt tiền, tước GPLX và tạm giữ phương tiện. Trong nhiều trường hợp, thời hạn bị tước GPLX có thể lên đến 2 năm.

2) Như vậy, nếu trong trường hợp GPLX bị tịch thu là GPLX tích hợp giữa ô tô và xe máy thì phải làm thế nào?

Document

Đối với trường hợp GPLX của người đó là GPLX tích hợp thì khi xử phạt vi phạm hành chính, CSGT phải ghi rõ trong biên bản, quyết định xử phạt như sau:

  1. Các loại xe mà người đó được phép điều khiển căn cứ vào GPLX.
  2. Loại phương tiện bị áp dụng hình thức xử phạt là tước GPLX.

Do đó, trong khoảng thời gian bị tước GPLX, người đó vẫn có quyền điều khiển loại xe còn lại được ghi trong GPLX.

Khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu kiểm tra hành chính và các loại giấy tờ có liên quan thì tài xế có thể xuất trình Biên bản xử phạt vi phạm hành chính (đối với người điều khiển xe gắn máy) trước đó để chứng minh rằng GPLX tích hợp của mình đã bị thu giữ.

3) Trong thời gian GPLX đang bị tịch thu vì lỗi vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe gắn máy. Nếu như khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, người đó lại tiếp tục có hành vi vi phạm dẫn đến bị áp dụng hình thức phạt là tước GPLX thì trong trường hợp này sẽ CSGT phải xử lý như thế nào?

Theo chia sẻ của Đại tá Đinh Văn Ninh (Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Ninh Bình): “Nếu anh đi xe máy bị tạm giữ GPLX trong đó tích hợp cả GPLX ô tô, thì khi điều khiển ô tô sẽ dùng văn bản tạm giữ đó để xuất trình với lực lượng CSGT. Tuy nhiên, khi đó CSGT chỉ có thể dựa vào văn bản vi phạm lần trước làm căn cứ để xử phạt, chứ không còn GPLX để lập biên bản tạm giữ hoặc tước.”

Do đó, đối với lỗi vi phạm lần này, CSGT chỉ có thể áp dụng các hình thức xử phạt như phạt tiền, tịch thu phương tiện chứ không thể lập biên bản tạm giữ hay tước GPLX được nữa. Đây được xem là một điểm bất cập trong quy định về pháp luật giao thông đường bộ. Các Sở, Ban, Ngành GTVT cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa về các phương án xử lý người vi phạm, nhất là việc xử phạt đối với những người sở hữu GPLX tích hợp theo hướng khả thi hơn.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Bị tước bằng lái thì có được phép lái xe không?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 82.2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

[2] Điều 21.5.(a) Nghị định 100/2019/NĐ-CP

 

 

 

 

 

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*