Yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp

Yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp

Hỏi:

Tôi là nhân viên của công ty đa cấp ABC. Tôi thấy Giám đốc công ty có ra chính sách khi tiếp nhận thành viên thì người đó phải đặt cọc 3 triệu đồng coi như là tiền chi phí, đồng phục… mới được làm thành viên. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Giám đốc tôi yêu cầu như vậy có đúng quy định pháp luật hay không?

Trả lời:

Chào bạn! Theo thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp

Yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp

Trong trường hợp Giám đốc công ty bạn ra quy định như vậy là vi phạm pháp luật. Đây là điều cấm đã được pháp luật quy định về hoạt động bán hàng đa cấp (Điều 48.1 Luật cạnh tranh 2004) là “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp …”.

Hoạt động kinh doanh đa cấp hiện nay biến tướng phức tạp, nên nhà nước ban hành nhiều quy định và thường xuyên lập đoàn kiểm tra để kiểm soát hoạt động đa cấp. Do đó, công ty cần hoạt động nghiêm túc theo quy định pháp luật để tránh bị phạt, tước giấy phép hoạt động.

 

Việcgiám đốc công ty bạn đưa quy định về đặt cọc 3 triệu đồng để được ký hợp đồng tham gia án hàng đa cấp thuộc trường hợp bị cấmtheođiều 48 Luật cạnh tranh 2004; điều 5 NĐ 40/2018 có hiệu lực từ ngày 2/5/2018 gồm:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Yêu cầu người mới đóng tiền hoặc mua hàng hóa của công ty;

– Không cam kết với người có ý định tham gia mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;

– Cho thành viên lợi ích nhất định để dụ dỗ người khác tham gia: ví dụ như sếp bạn trích phần trăm hoa hồng cho bạn để bạn tìm được những người mới tham gia;

– Cung cấp thông tin gian dối về quyền lơi của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Sở dĩ luật có quy định như vậy là để bảo vệ người tham gia vào hệ thống đa cấp, tránh tình trạng bóc lột, ép buộc tham gia của các công ty đa cấp, chiếm dụng tiền của các thành viên. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động ngành nghề này.

Trong trường hợp của công ty bạn nêu trên, quyết định của giám đốc công ty bạn đã vi phạm quy định cấm của luật nên Giám đốc công ty bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính[1].

Mức phạt có thể từ 20.000.000 đồng đến  40.000.000 đồng.

Nếu bạn cần hiểu rõ thông tin về hoạt động của công ty kinh doanh hàng đa cấp thì bạn có thể tham khảo thêm quy định pháp luật tại Điều 48 Luật cạnh tranh 2004; Điều 1.37 NĐ 124/2015.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Quản lý thị trường; UBND các cấp hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt[2].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 73.3.a và Điều 4.4 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[2] Chương 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*