Xử phạt vi phạm quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Xử phạt vi phạm quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Xử phạt vi phạm quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Hiện nay, việc quảng cáo các dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) rất dễ bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên các biển quảng cáo trên đường, trên các trang báo mạng, mạng xã hội,… Tuy nhiên cũng có không ít những cơ sở KCB đã quảng cáo các kĩ thuật chuyên môn không đúng với giấy phép hoạt động. Hậu quả là nhiều người dân đến KCB không những mất tiền mà còn không khỏi bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người đi KCB thì việc quảng cáo các dịch vụ này sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định quảng cáo đối với dịch vụ y tế.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các quy định trên.

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là loại hình dịch vụ đặc biệt phải chịu sự quản lí sự quản lý của Bộ Y tế nên việc quảng cáo dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định.

  1. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo

– Phải có có giấy phép hoạt động KCB đối với cơ sở KCB; Chứng chỉ hành nghề KCB đối với người hành nghề nếu quy định bắt buộc phải có.[1]

– Nội dung quảng cáo:[2]

+ Phải phù hợp với Giấy phép hoạt động KCB đối với cơ sở KCB hoặc Chứng chỉ hành nghề KCB đối với người hành nghề.

+ Phải có tên, địa chỉ của cơ sở KCB và phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.

– Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải có đủ các giấy tờ:[3]

+ Giấy phép hoạt động KCB do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

+ Chứng chỉ hành nghề KCB của người hành nghề nếu pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Document

+ Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo (của chính cơ sở KCB đó hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một đơn vị khác có tư cách pháp nhân).

Việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh chỉ thực hiện sau khi được Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.[4] Việc thực hiện đúng các quy định về quảng cáo này sẽ giúp cho các cơ quan dễ dàng quản quản lý, xác định các trường hợp không có giấy phép hay thuê, mượn chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động hay vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn,…

  1. Thực trạng việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay

Đi kèm với nhu cầu KCB ngày càng tăng cao hiện nay thì cũng càng có nhiều cơ sở KCB. Do đó, để việc kinh doanh dịch vụ KCB phát đạt hơn thì việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người đến khám. Có thể rất dễ dàng thấy được các quảng cáo cho dịch vụ này ở hầu hết các trang mạng xã hội như là quảng cáo phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ, phòng khám đa khoa và gần đây là các quảng cáo chữa bệnh cổ truyền trên youtube.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều quảng cáo dịch vụ KCB đủ điều kiện được cho phép thì cũng có không ít những quảng cáo như trên vi phạm quy định cấp phép hoạt động: hoạt động chui, quảng cáo không đúng với giấy phép hoạt động hoặc vượt quá chuyên môn kĩ thuật đã bị cơ quan điều tra phát hiện. Đã có không ít các bệnh nhân tìm đến các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hay nơi chữa bệnh cổ truyền được quảng cáo trên các trang mạng để rồi nhận được kết quả là vừa không khỏi bệnh, vừa mắc các biến chứng nặng thêm. Mới đây, cuối tháng 3/2021 Công an TP.HCM vừa khởi tố vụ án một Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã sử dụng giấy tờ hành nghề giả, chưa được cấp phép hoạt động chuyên môn KCB chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ đã thực hiện phẫu thuật đặt túi ngực cho một phụ nữ và gây chết người vào tháng 11/2019. Và còn rất nhiều các trường hợp tương tự như vậy. Có thể thấy, việc vi phạm các quy định quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh có thể dẫn đến các hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ đối với cơ sở KCB đó mà còn ảnh hưởng sự an toàn đến sức khỏe của người dân.

  1. Quy định xử phạt

Các vi phạm về quy định quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ từng hành vi.

– Xử phạt hành chính[5]

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối nếu thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.  Ngoài ra, hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi hoặc quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Các hành vi này còn bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.

Đây là những hành vi vi phạm pháp luật cần được ngăn cấm. Tác động vào việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể gây mất cân bằng giới tính khi sinh, ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác dân số. Còn việc hiến, nhận bộ phận cơ thể phải vì mục đích thương mại là trái với nguyên tắc của quyền hiến xác và bộ phận cơ thể vì nó phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và vì mục đích nhân đạo.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề.

Tất cả các hành vi trên đều bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

– Xử phạt hình sự: Đối với việc quảng cáo dịch vụ KCB không đúng sự thật sẽ bị truy cứu tội quảng cáo gian dối: [6]

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu đã bị xử phạt hành chính/bị kết án chưa xóa án tích mà vẫn vi phạm.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân thì người dân cần phải cẩn thận kho lựa chọn các cơ sở KCB, chỉ nên KCB ở những nơi uy tín, đủ điều kiện cấp phép KCB. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần quản lí chặt chẽ hơn việc quảng cáo dịch vụ này, điều tra và xử lí triệt để những hành vi phạm để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Xử phạt vi phạm quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 11.1 Thông tư 09/2015/TT-BYT

[2] Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP

[3] Điều 19 Thông tư 09/2015/TT-BYT

[4] Điều 12.1.c Thông tư 09/2015/TT-BYT

[5] Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[6] Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*