Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải chăn nuôi

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải chăn nuôi

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải chăn nuôi

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì xử lý chất thải luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đặc biệt ngành chăn nuôi hiện tại đang chiếm phần trăm lớn về lượng chất thải thải ra mỗi năm. Để bảo vệ môi trường ngoài răn đe thì phải tuyên truyền thức tỉnh ý thức của người dân trong quá trình xử lý và xả thải chất. Nghị định 14/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 01/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, trong đó nêu cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi với mức từ 1 triệu đến 20 triệu đồng.

Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chính sách mới này.

Các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải trong chăn nuôi như sau[1]:

  1. Chăn nuôi trang trại

(Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.[2])

a, Về chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ

+ Chưa xử lý trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản

+ Chưa xử lý khi vận chuyển chất thải ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý mà không sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng như xe chuyên chở, thu gom chất thải,…

+ Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác mà không xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường như không được tiêu hủy, giết mổ bắt buộc theo quy định,…

b, Về nước thải

+ Thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia[3] về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận

+ Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng như các xe chuyên chở, bể chứa chất thải,..

c, Khí thải

Không xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi thải ra.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  1. Chăn nuôi nông hộ

(Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình[4].)

+ Không có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

+ Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác mà không được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường như không được tiêu hủy, giết mổ bắt buộc theo quy định,…

Các mức xử phạt hành chính về việc vi phạm về quản lý chất thải trong chăn nuôi:

Lưu ý: cách xác định quy mô trang trại, nông hộ[5]

+ Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

+ Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

+ Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

+ Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

 1. Chăn nuôi trang trại

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm về xử lý chất thải thì phải chịu mức phạt như sau[6]:

a, Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:

Mức phạtQuy mô trang trại
1.000.000 đồng –  3.000.000 đồngnhỏ
3.000.000 đồng –  5.000.000 đồngvừa
5.000.000 đồng –  7.000.000 đồnglớn

b, Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:

Mức phạtQuy mô trang trại
3.000.000 đồng –  5.000.000 đồngnhỏ
5.000.000 đồng –  7.000.000 đồngvừa
7.000.000 đồng –  10.000.000 đồnglớn

c, Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:

Mức phạtQuy mô trang trại
3.000.000 đồng –  5.000.000 đồngnhỏ
5.000.000 đồng –  7.000.000 đồngvừa
7.000.000 đồng –  10.000.000 đồnglớn

Ngoài ra các cá nhân, tổ chức còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

– Báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.

2.Chăn nuôi nông hộ[7]:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Ngoài ra còn buộc thược hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: mức phạt tiền quy định trên sẽ tăng gấp 2 lần với tổ chức có cùng hành vi vi phạm.

Nghị định 14/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2021 và nghị định này bãi bỏ nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

Với những quy định mới về xử phạt việc xử lý chất thải trong chăn nuôi sẽ góp phần giúp các cá nhân, tổ chức có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Khi xả thải ra môi trường một cách không suy nghĩ, thì chắc rằng môi trường sống của bạn sau này là do bạn gánh chịu. Dịch bệnh, ô nhiễm, không khí khói bụi – đó là những điều tương xứng với hành động của bạn hiện tại. Một hành động có ý thức nhỏ từ mỗi cá nhân là tiền đề tạo nên môi trường xanh của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết, hãy góp phần giúp cho môi trường luôn “xanh”, hãy chung tay bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và cộng đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải trong chăn nuôi”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, thì Bạn cùng chúng tôi hãy lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn vào nút “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Hoàng Thị Loan

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 59, Điều 60 Luật chăn nuôi 2018

[2] Điều 2.4 Luật chăn nuôi 2018

[3] Thông tư 04/2016/TT-BTNMT

[4] Điều 2.3 Luật chăn nuôi 2018

[5] Điều 21.2 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[6] Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.

[7] Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP

Document
Categories: Cộng Đồng
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*