Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã chết

Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã chết

Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã chết

Cập nhật, bổ sung ngày 17/7/2024

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi/người nước ngoài/tổ chức có hành vi vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy cá nhân đã chết, mất tích hay doanh nghiệp đã phá sản, giải thể thì có bị xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm trước đó không?

Xử phạt vi phạm hành chính (gọi tắt là VPHC) là biện pháp răn đe mà Nhà nước đặt ra để trừng phạt những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước đặt ra một quy định mang tính nhân đạo để xử phạt vi phạm hành chính trường hợp cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản.

Trường hợp 1: Đã ra Quyết định xử phạt nhưng chưa thi hành[1]

Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định đình chỉ một phần quyết định xử phạt trước đó, cụ thể là đình chỉ việc xử phạt bằng tiền đối với các cá nhân vi phạm đã chết, mất tích hoặc doanh nghiệp đã bị giải thể, phá sản. Tuy nhiên, các biện pháp còn lại như hình xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm với hình thức phạt tiền vẫn được tiếp tục thi hành.

Trường hợp 2: Đang trong thời gian xem xét ra Quyết định xử phạt[2]

Nếu cá nhân vi phạm chết, mất tích hoặc tổ chức vi phạm bị phá sản, giải thể đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác định hành vi vi phạm thì Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được tiếp tục ban hành.

Document

Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm đó vẫn sẽ được ban hành và thi hành dù cá nhân đã mất tích, chết hoặc doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.

Các đối tượng sau phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:[3]

– Cá nhân, tổ chức đang quản lý tài sản;

– Cá nhân là người thừa kế di sản;

*Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại di sản thừa kế; hoặc tổ chức giải thể, phá sản không còn tài sản thì việc khắc phục hậu quả được trích từ nguồn ngân sách dự phòng đã được cấp.[4]

Tổng kết, khi đối tượng bị xử phạt vi phạm chính đã “Chết” thì hình thức phạt tiền không còn được áp dụng, cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ việc thực thi hoặc không tiếp tục áp dụng trong Quyết định, thay vào đó sẽ áp dụng các hình thức, biện pháp khác. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người thừa kế có nghĩa vụ thực hiện.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đã “chết”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Ban cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung ngày: 17/7/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

[1] Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 19.1 Nghị định 118/2021/NĐ-CP

[2] Điều 65.1.(d) Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 65.2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi tại Điều 1.33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020.

[3] Điều 19.2 Nghị định 118/2021/NĐ-CP

[4] Điều 19.5 Nghị định 118/2021/NĐ-Chính phủ và Điều 85.4 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*