Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án mở thừa kế

Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án mở thừa kế

Hỏi:

Cha tôi mới mất nhưng không để lại di chúc. Vậy tôi phải làm gì để chia tài sản mà cha tôi để lại?

Trả lời:

Yêu cầu tòa án chia thừa kế

Yêu cầu tòa án chia thừa kế

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

  1. Trình tự yêu cầu mở thừa kế

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án cấp huyệnnơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi có tài sản (bất động sản) chia thừa kế; nếu tài sản chia thừa kế ở nhiều địa phương khác nhau thì nộp tại Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo (3 ngày làm việc), Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu theo sự phân công. [1]

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Thẩm phán yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Document
  • kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí (05 ngày làm việc), Thẩm phán thông báo cho bạn về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
  • Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi bạn nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

* Thành phần hồ sơ:

  • Đơn yêu cầu Tòa án mở thừa kế.
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

* Số lượng hồ sơ:

  • Một (01) bộ hồ sơ gốc.
  • Lưu ý: Hồ sơ đóng thành cuốn, có bìa và dán gáy.

Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu:

  • Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
  • Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu, có thể yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ nếu nhận thấy chưa đủ căn cứ hoặc có thể đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.
  • Tòa án quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Sau đó sẽ gửi quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. [2]

Bước 3: Mở phiên họp giải quyết đơn yêu cầu:

  • Mở phiên họp giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Bước 4: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có): [3]

  • Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, VKS cùng cấp hoặc sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. [4]
  1. Cách thức thực hiện:

Gửi đơn trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc gửi trên cổng thông tin trực tuyến của Tòa án có thẩm quyền.

  1. Phí, lệ phí:
Giá trị tài sảnMức án phí
a/ Từ 4.000.000 đồng trở xuống. 200.000 đồng.
b/ Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.5% giá trị tài sản tranh chấp.
c/ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng.20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
d/ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
e/ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
f/ Từ trên 4.000.000.000 đồng.112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Yêu cầu Tòa án trợ giúp thu thập chứng cứ.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn. [5]

*Lưu ý: Nộp đơn yêu cầu sau khi Tòa án thụ lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về việc yêu cầu Tòa án mở thừa kế theo pháp luật.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Thùy Trang

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 35.2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[2] Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[3] Điều 366.4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[4] Điều 372 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[5] Điều 106.2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Document
Categories: Gia Đình
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*