Thủ tục thông báo tạm vắng, lưu trú

Thủ tục thông báo tạm vắng, lưu trú

Thủ tục thông báo tạm vắng, lưu trú

Quản lý cư trú là một trong những phương thức quan trọng nhất để ổn định và điều tiết xã hội một cách hiệu quả. Công tác xác định nơi bạn sống, làm việc, và những nơi bạn thường hay đi đến góp phần quan trọng trong đấu tranh phòng tránh tội phạm nhập cư trái phép và di cư trái phép. Ngoài hình thức thường trú và tạm trú xác định nơi bạn ở một cách ổn định, pháp luật còn quy định về việc thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng.

1.Khai báo tạm vắng[1]

  • Đối tượng phải khai báo:
  • Người đang chấp hành các hình phạt hình sự nhưng không bị hoặc chưa bị phạt tù (án treo, cải tạo không giam giữ, bị can,…) từ 1 ngày.
  • Người < 18 tuổi đang chấp hành hình phạt hình sự (chấp hành hình phạt tại địa phương, được đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện,…) từ 1 ngày.
  • Người đi khỏi nơi thường trú từ 12 tháng liên tục (trừ trường hợp đã có nơi đăng ký tạm trú hoặc ra nước ngoài học tập, làm việc mà không định cư).
  • Người đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự rời khỏi nơi cư trú từ 3 tháng liên tục.
  • Trước khi đi, cần đến Cơ quan có thẩm quyền, khai báo tạm vắng và nhận phiếu khai báo tạm vắng.
  • Thời gian cấp phiếu khai báo tạm vắng không quá 2 ngày làm việc.
  • Cơ quan có thẩm quyền[2]:
  • Đối tượng (1) (2) (3): Công an cấp xã
  • Đối tượng (4): Công an cấp huyện
  • Nội dung khai báo tạm vắng:

+ Họ và tên,

+ Số định danh cá nhân hoặc số CMND/CCCD, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng;

+ Lý do tạm vắng;

+ Thời gian tạm vắng;

+ Địa chỉ nơi đến.

Lưu ý 1: Đối tượng (3) (4) có thể khai báo thông qua điện thoại, online theo văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Document

Lưu ý 2: Trường hợp đối tượng (3) < 18 tuổi, bố mẹ hoặc người giám hộ của đối tượng này sẽ là người thực hiện khai báo tạm vắng.

2.Thông báo lưu trú[3]

Lưu trú là trường hợp ở một nơi nhất định không phải nơi thường trú và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú.

  • Mục đích lưu trú thông thường là: đi du lịch, đến nơi ở của con cái để thăm cháu, thăm người thân, công tác vài ngày ở khách sạn, chữa bệnh ở bệnh viện,…
  • Người thực hiện thông báo lưu trú: chủ hộ, chủ khách sạn, giám đốc bệnh viện,…
  • Nội dung thông báo về lưu trú:

+ Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND/CCCD, số hộ chiếu của người lưu trú;

+ Lý do lưu trú;

+ Thời gian lưu trú;

+ Địa chỉ lưu trú.

  • Thời gian thông báo lưu trú:

+ Đến lưu trú trước 23h tối: thực hiện thông báo lưu trú trong ngày đó.

+ Đến lưu trú sau 23h tối: thực hiện thông báo lưu trú trước 8h sáng ngày hôm sau.

Lưu ý 1: Thông báo lưu trú chỉ cần thực hiện trên điện thoại hoặc online theo văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Lưu ý 2: Trường hợp người thân đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo 1 lần.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục thông báo tạm vắng, lưu trú”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 31 Luật Cư trú 2020

[2] Khoản 2, Điều 31 Luật Cư trú 2020

[3] Điều 30 Luật Cư trú 2020

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*