Xử phạt hành vi sản xuất, phân phối hàng hóa khuyết tật

Xử phạt hành vi sản xuất, phân phối hàng hóa khuyết tật

Hỏi:

Trong quá trình công ty thực hiện sản xuất và lưu thông hàng hóa, tôi phát hiện có một lô hàng sản xuất có khuyết tật nhưng đã được bán trên thị trường. Để khắc phục công ty tôi cần phải làm gì? Công ty tôi có bị nhà nước xử phạt không?

Trả lời

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn  như sau:

Xử phạt hành vi sản xuất, phân phối hàng hóa khuyết tật

Xử phạt hành vi sản xuất, phân phối hàng hóa khuyết tật

Hàng hóa khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng có khả năng gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng của con người[1].

Việc bạn sản xuất ra 1 lô hàng hóa khuyết tật nhưng đã mang ra thị trường tiêu thụ thì phải thu hồi toàn bộ sản phẩm bị khuyết tật; cho dù công ty bạn muốn bán giá thấp hơn sản phẩm không bị lỗi thì vẫn bị cơ quan chức năng xử phạt trong trường hợp bạn không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn phân phối và thu hồi hàng hóa khuyết tật[2].

Vì vậy, khi phát hiện ra công ty có sản xuất 1 lô hàng hóa bị khuyết tật, công ty bạn cần tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết sau đây:

Document
  1. Ngừng sản xuất và cung cấp hàng hóa khuyết tật.
  2. Thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó.
  3. Thực hiện việc thu hồi và thanh toán các chi phí phát sinh có liên quan.
  4. Thông báo kết quả thu hồi hàng hóa khuyết tật cho cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

Việc bạn sản xuất và phân phối ra 1 lô hàng hóa khuyết tật ra thị trường sẽ làm giảm giá trị sử dụng của hàng hóa và có thể gây thiệt hại cho người sử dụng. Ngoài ra, công ty bạn lưu thông hàng hóa khuyết tật sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu lầm chất lượng hàng hóa của bạn. Vì vậy, để bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn và đặc biệt là bảo vệ uy tín của công ty bạn; nhà nước yêu cầu bạn phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả đối với việc sản xuất và phân phối hàng hóa khuyết tật này.

Trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện ra bạn không thực hiện các biện pháp ngăn chặn và khắc phục được nêu trên sẽ bắt buộc thu hồi hàng hóa lỗi và tiến hành xử phạt hành chính. Cụ thể mức phạt đối với cá nhân như sau (điều 76 NĐ 185/2013):

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp không tiến hành các biện pháp ngừng cung cấp, thực hiện việc thu hồi hàng hóa khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai; hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp không thông báo công khai hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi; hoặc không thông báo kết quả thu hồi hàng hóa lỗi với cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

Lưu ý: Mức phạt này vẫn giữa nguyên trong Nghị định mới ban hành có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2020[3].

Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân[4].

Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi trên thuộc về [5]:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
  • Quản lý thị trường trừ Kiểm soát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ.
  • Trưởng công an cấp Huyện trở lên.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi sản xuất, phân phối hàng hóa khuyết tật

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Lý Hùng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 3.3 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.

[2] Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[3] Điều 57 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[4] Điều 4.4 NĐ 98/2020/NĐ-CP.

[5] Chương III NĐ 98/2020/NĐ-CP.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*