Xử phạt hành vi làm lộ bí mật của nhà nước

Xử phạt hành vi làm lộ bí mật của nhà nước

Xử phạt hành vi làm lộ bí mật của nhà nước

Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính​ hoặc bị xử lý về hình sự.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp bạn đọc một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trên.

  1. Bí mật nhà nước:

Pháp luật quy định, Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm Bảo vệ bí mật nhà nước thuộc về của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định[1]. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà một số đối tượng đã có hành vi sai phạm làm lộ bí mật của nhà nước gây ra những hậu qua nghiêm trọng. Theo như quy định, đối với các tài liệu bí mật của nhà nước thì thực hiện những hành vi sau đây sẽ bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý[2]:

  • Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
  • Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
  • Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
  • Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Và các hành vi khác theo quy định.

  1. Xử phạt vi phạm:

Các đối tượng làm lộ bí mật nhà nước tùy vào mức độ hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt hành hính với những mức phạt khác nhau hoặc thậm chí bị truy cứu cả về trách nhiệm hình sự.

* Về xử phạt hành chính[3]:

Đối với mức xử phạt hành chính có hai khung xử phạt chính là từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng và phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Theo đó, được quy định cụ thể như sau:

Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  • In ấn, sao chụp tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật không đúng quy định.
  • Phổ biến, nghiên cứu thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không theo đúng quy định.
  • Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
  • Tiêu hủy các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không đúng quy định.
  • Vào khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi bảo quản, lưu giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép.
  • Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

  • Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định.
  • Mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền.
  • Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh(1).

Đối với hành vi (1) bên vi phạm có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, một số hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc thu hồi tài liệu, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Bên cạnh đó, pháp luật quy định đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ mạng xã hội mà có hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi [4].

*Về xử lý hình sự:

Chắc có lẽ gần dây, một số bạn đọc đã cập nhật thông tin về vụ án cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu mật. Theo nguồn tin thu thập được thì vừa qua, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng 3 bị can khác về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Theo như, cáo trạng của Cơ quan An Ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố các bị can gồm: Nguyễn Đức Chung (SN 1967, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội); Phạm Quang Dũng (SN 1983, nguyên cán bộ Phòng 8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983, chuyên viên Phòng Thư ký biên tập; Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Hà Nội), đối tượng có 1 tiền sự “Cướp giật tài sản” vào năm 2001; Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, nguyên Phó trưởng phòng Thư ký biên tập, Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Hà Nội về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước“.

Theo như điều tra cho thấy, Từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, bị can Nguyễn Đức Chung đã chủ động đặt vấn đề và được bị can Phạm Quang Dũng nhiều lần thu thập, chiếm đoạt được nhiều tài liệu có liên quan đến vụ án “Công ty Nhật Cường”.

Sau khi thu thập được các tài liệu, bị can Phạm Quang Dũng đã nhiều lần cung cấp thông tin, tài liệu cho bị can Nguyễn Đức Chung thông qua 3 phương thức gồm: Sử dụng ứng dụng phần mềm “Viber” trên điện thoại di động để trao đổi, cung cấp thông tin hoặc chuyển trực tiếp file ảnh chụp tài liệu qua “Viber” hoặc thông qua người trung gian để cung cấp tài liệu bản giấy cho bị can Nguyễn Đức Chung. Trong các tài liệu mà bị can Dũng thu thập thì có, có 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”

Kết quả, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” quy định tại điều 337 Bộ luật hình sự hiện hành.[5]

Thông qua vụ án trên ta thấy, việc xâm phạm, làm lộ bí mật thông tin nhà nước không chỉ bị xử phạt hành chính mà tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi gây ra mà có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Theo đó, Bộ luật hình sự hiện hành quy định khá nghiêm khắc đối với hành vi này. Cụ thể mức phạt tù thấp nhất là từ 02 năm tù cho đến 15 năm tù[6]. Theo quy định:

Mức phạt tùHành vi vi phạm
Phạt tù từ 02 năm đến 07 nămNgười nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định Tội gián diệp tại Điều 110
Phạt tù từ 05 năm đến 10 nămĐối với các hành vi vi phạm làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước thuộc các trường hợp: Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm-Đối với hành vi phạm tội mà có tổ chức; Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; Phạm tội 02 lần trở lên; Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.”

Bên cạnh đó, Pháp luật còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Xử phạt hành vi làm lộ bí mật của nhà nước”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 2.1, Điều 3.2 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

[2] Điều 5 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

[3] Điều 18 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

[4] Điều 101.2 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

[5] Tham khảo Báo công an nhân dân. Bài viết :” Tài liệu “mật” bị chiếm đoạt chuyển cho ông Nguyễn Đức Chung như thế nào?”

[6] Điều 337 Bộ luật hình sự 2015, Điều 1.125 luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017.

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*