Xử phạt hành chính người chưa thành niên từ năm 2022

Xử phạt hành chính người chưa thành niên từ năm 2022

Xử phạt hành chính người chưa thành niên từ năm 2022

Trẻ em, người chưa thành niên là một trong những đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của bất kỳ đất nước nào. Tuy nhiên, chăm sóc và giáo dục không đồng nghĩa bao che khuyết điểm, tha thứ cho những hành vi sai lầm. Vì vậy, bên cạnh người trưởng thành, người chưa thành niên vẫn bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí phạt hình sự nếu lỗi lầm gây ra vượt quá mức tha thứ xã hội có thể chấp nhận được. Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thêm về một số quy định mới về xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên được áp dụng từ 01/01/2022 nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Độ tuổi bao nhiêu sẽ bị phạt hành chính?

Độ tuổi người chưa thành niên[1] bao gồm độ tuổi trẻ em[2] và độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi là trẻ chưa thành niên).

Theo pháp luật hiện hành, tuổi bị phạt hành chính chia làm 2 loại[3]:

– Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về việc cố ý gây ra;

– Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Như vậy, có thể thấy rằng trong độ tuổi trẻ em cũng bị xử phạt hành chính.

Mục đích xử phạt hành chính đối với trẻ chưa thành niên?

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình phạt đối với trẻ chưa thành niên là nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ con em nhận ra lỗi sai lầm, không nhằm mục đích trừng phạt. Vì vậy, các hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn rất nhiều so với người trưởng thành, Tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc có lợi nhất đối với trẻ chưa thành niên để ra quyết định hình phạt.[4]

Nếu mất giấy tờ khai sinh và không biết độ tuổi thực, phải làm sao?

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Cách xác định độ tuổi có thể được tính như sau:

– Mất giấy khai sinh: căn cứ CMND/CCCD, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác có ngày tháng năm sinh (hộ chiếu, sổ hộ tịch,…)[5]

– Không có giấy tờ có thể chứng minh trên, thì được xác định[6]:

  • Không xác định được ngày: lấy ngày cuối cùng của tháng;
  • Không xác định được tháng:

_ Nếu xác định được sinh vào quý nào, lấy tháng cuối cùng của quý đó;

_ Nếu xác định được sinh vào nửa đầu năm lấy 30/6;

_ Nếu xác định được sinh vào nửa cuối năm lấy 31/12.

Các hình thức xử phạt hành chính hiện nay đối với trẻ chưa thành niên?

Gồm 3 hình thức chính[7]:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền: hình thức này chỉ áp dụng đối với trẻ chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Và mức phạt là không quá một nửa số tiền so với phạt người trưởng thành.

Lưu ý: Nếu trẻ chưa thành niên không đủ khả năng chi trả số tiền này, thì bố mẹ hoặc người giám hộ sẽ thực hiện thay.

– Tịch thu tang vật, phương tiện gây ra hành vi vi phạm: theo quy định mới từ năm 2022, trong trường hợp không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được (do trẻ sử dụng xe máy của cha mẹ lạng lách đánh võng, sử dụng xe trộm cắp để đua xe,… những chiếc xe này không thuộc diện tịch thu được vì không thuộc sở hữu của trẻ chưa thành niên gây ra hành vi đó) thì trẻ chưa thành niên sẽ phải nộp ½ giá trị tang vật, phương tiện gây ra hành vi vi phạm của mình.

Nếu hành vi của trẻ chưa thành niên không quá nghiêm trọng, và nhận thấy con trẻ nhận thức được về hành vi sai trái của mình, Tòa án có thể đưa ra các biện pháp sau mà không cần xử phạt trẻ chưa thành niên nữa, như:

– Nhắc nhở[8]: điều kiện áp dụng

  • Khi trẻ chưa thành niên gây ra các hành vi nằm trong khung xử phạt cảnh cáo;
  • Trẻ chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận lỗi lầm và thành thật hối lỗi.

– Quản lý tại nhà[9]: điều kiện áp dụng

  • Trẻ chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận lỗi lầm và thành thật hối lỗi;
  • Môi trường sinh sống của gia đình tốt;
  • Nhân thân bố mẹ, người giám hộ tốt

Thời gian áp dụng: từ 3 đến 6 tháng.

Bạn đọc tham khảo Những quy định về rượu bia đối với người chưa đủ 18 tuổi

Bạn đọc tham khảo Quy định về sử dụng người lao động dưới 15 tuổi

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt hành chính người chưa thành niên năm 2022

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 21 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 1 Luật trẻ em 2016

[3] Điều 1(68) Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020

[4] Điều 14(1) Nghị định 81/2013/NĐ-CP

[5] Điều 13(1) Nghị định 81/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP

[6] Điều 13(2) Nghị định 81/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP

[7] Điều 1(68) Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020

[8] Điều 15 Nghị định 81/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP

[9] Điều 5 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*