Xử lý hành vi sản xuất buôn bán tem nhãn bao bì hàng giả

Xử lý hành vi sản xuất buôn bán tem nhãn bao bì hàng giả

Xử lý hành vi sản xuất buôn bán tem nhãn bao bì hàng giả

Tại Việt Nam, các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel, Gucci, Lacoste, H&M, Levi’s,v.v… rất được ưa chuộng, tuy nhiên số lượng sản phẩm từ các thương hiệu này được làm giả nhãn mác cũng chiếm không ít. Để có được những nhãn tag, tem dệt có in các nhãn hiệu nổi tiếng này, người mua phải đặt hàng trước qua các trang mạng xã hội bởi vì những loại tem nhãn này thường không có sẵn. Thực tế, chỉ cần tìm kiếm in nhãn tem giá rẻ các loại về nhiều chủng loại sản phẩm thì đã xuất hiện vô số lựa chọn để cân nhắc. Khi có những nhãn mác này, chỉ cần qua cơ sở gia công quần áo sau đó phân phối tới người bán thì họ có thể bán giá rẻ đối với thương hiệu nhái hoặc tinh vi hơn là đội giá gấp mấy lần khi bán tại các shop hàng hiệu. Không chỉ với mặt hàng thời trang mà các loại nhãn, tem của sản phẩm đa dạng khác cũng được bày bán khá nhiều như nhãn dán các loại mỹ phẩm, dược phẩm, đồ dùng điện tử,v.v… Trước tình hình đó, hiện tại đã có những mức xử phạt về hành vi sản xuất hay buôn bán tem nhãn bao bì các loại sản phẩm như trên. Vì thế, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn giúp bạn đọc nội dung trên.

Thứ nhất, Tem, nhãn, bao bì hàng giả được hiểu là những đề can, nhãn hàng hóa, bao bì, các loại tem kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc hay về cả phiếu bảo hành, v.v..hoặc các vật phẩm khác mà trong đó có ghi các chỉ dẫn để giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác. Vật phẩm có giả mạo tên thương mại, tên sản phẩm, mã vạch, mã đăng ký lưu hành, công bố sản phẩm, v.v.. .[1]

Thứ hai, các quy định xử lý vi phạm liên quan

Việc xác định mức độ vi phạm để bị xử phạt hành chính sẽ dựa vào số lượng các loại tem nhãn này, được tính theo đơn vị là cái, chiếc, tờ. Chỉ cần bị phát hiện là có sản xuất, buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng giả thì đều sẽ bị xử phạt hành chính. Hơn nữa, từ ngày 15/10/2020 mức phạt đã được tăng mạnh, cụ thể như sau:

Hành viSố lượng (đơn vị)Mức phạt (đồng)
Buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giảDưới 100300.000 – 500.000
Từ 100 – dưới 500500.000 – 1.000.000
Từ 500 – dưới 1.0001.000.000 – 3.000.000
Từ 1.000 – dưới 2.0003.000.000 – 5.000.000
Từ 2.000 – dưới 3.0005.000.000 – 10.000.000
Từ 3.000 – dưới 5.00010.000.000 – 15.000.000
Từ 5.000 – dưới 10.00015.000.000 – 20.000.000
Từ 10.000 trở lên20.000.000 – 30.000.000
Sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng giảDưới 100500.000 – 1.000.000
Từ 100 – dưới 5001.000.000 – 2.000.000
Từ 500 – dưới 1.0002.000.000 – 5.000.000
Từ 1.000 – dưới 2.0005.000.000 – 10.000.000
Từ 2.000 – dưới 3.00010.000.000 – 20.000.000
Từ 3.000 – dưới 5.00020.000.000 – 30.000.000
Từ 5.000 – dưới 10.00030.000.000 – 40.000.000
Từ 10.000 trở lên40.000.000 – 50.000.000

Với số lượng vi phạm như trên, nếu thuộc những trường hợp dưới đây thì mức phạt sẽ gấp hai lần nếu:[2]

+ Nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

Document

 

+ Buôn bán, sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm+ Buôn bán, sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa của chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt, thép xây dựng.

Bên cạnh bị phạt tiền, người vi phạm sẽ bị tịch thu các tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả, với trường hợp sản xuất sẽ bị tịch thu phương tiện, máy móc. Và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tối đa 03 tháng.[3]

Sẽ phải buộc tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì hàng hóa trên và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ những hoạt động trên.[4]

Lưu ý: Các mức phạt tiền trên là đối với cá nhân, với tổ chức sẽ là gấp hai lần.[5]

Đối với hành vi sản xuất, buôn bán tem, nhãn mác, bao bì hàng giả thì bị xử lý hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Tương ứng với từng giá trị của số tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả và mức độ vi phạm, hậu quả thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo luật quy định, mức phạt tối đa đối với tội này là 15 năm tù.[6]

Riêng với tổ chức phạm tội thì có mức phạt tiền tối đa với tội này là 9 tỷ đồng và bị đình chỉ hoạt động tới 03 năm.[7]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý hành vi sản xuất buôn bán tem nhãn bao bì hàng giả”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 3.8 Nghị định 98/2020

[2] Điều 13.2, 14.2 Nghị định 98/2020

[3] Điều 13.3, 14.4 Nghị định 98/2020

[4] Điều 13.4, 14.4 Nghị định 98/2020

[5] Điều 4.4.b Nghị định 98/2020

[6] Điều 192.3 Bộ luật Hình sự 2015

[7] Điều 192.5 Bộ luật Hình sự 2015

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*