Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Cấp dưỡng là một phần nghĩa vụ mà cha hoặc mẹ phải thực hiện khi không thể trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và đảm bảo cho con cái có đủ điều kiện để phát triển, trưởng thành. Mức cấp dưỡng sẽ được vợ chồng thỏa thuận khi tiến hành thủ tục ly hôn; và mức cấp dưỡng cho con sẽ căn cứ vào mức thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và chi phí cần chi trả cho từng độ tuổi của con chưa thành niên. Nếu như độ tuổi của con lớn hơn và chi phí phát sinh nhiều hơn so với thời điểm thỏa thuận thì người nuôi dưỡng có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng không? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau.

Chị A và anh B kết hôn vào năm 2018, đến năm 2020 do bất đồng quan điểm và mâu thuẫn trong quá trình sống chung, hai người quyết định tiến hành thủ tục ly hôn, biết hai người có một người con chung là cháu H, vừa tròn 01 tuổi. Vào thời điểm tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án, hai người thỏa thuận chị A là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu H, và anh B đồng ý với mức trợ cấp mỗi tháng 2 triệu. Tuy nhiên đến nay, việc nuôi dưỡng cháu H phát sinh nhiều chi phí khác nên chị A muốn thay đổi mức cấp dưỡng từ 2 triệu lên 4 triệu. Thì phải làm sao?

Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi[1] nếu người nuôi dưỡng đưa ra lý do chính đáng, nhưng không được cao hơn mức thu nhập thực tế của người cấp dưỡng đồng thời phải đảm bảo được chi phí hợp lý của con chưa thành niên. Ví dụ, lương hàng tháng của anh B năm 2023 là 8 triệu thì mức cấp dưỡng 4 triệu có thể được chấp thuận, ngược lại nếu mức lương hiện có của anh B là 3 triệu thì mức cấp dưỡng thay đổi là không hợp lý đối với người cấp dưỡng, phải đảm bảo sau khi cấp dưỡng thì người cấp dưỡng vẫn còn đủ chi phí để đảm bảo sinh hoạt và cuộc sống của họ. Vì vậy, mức cấp dưỡng 4 triệu đối với mức lương 3 triệu sẽ không được chấp nhận.

Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thành công thì người trực tiếp nuôi dưỡng có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện[2] để giải quyết về việc tăng mức cấp dưỡng cho con. Lúc này người nuôi dưỡng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con;

– Bản sao bản án/Quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung, mức cấp dưỡng hàng tháng;

– Bản sao căn cước công dân/ chứng minh nhân dân;

Document

– Các tài liệu chứng minh về điều kiện thu nhập, chi phí phát sinh trong quá trình nuôi con; cho thấy người cấp dưỡng hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình khi thay đổi mức cấp dưỡng;….

Vậy, việc tự ý tăng mức cấp dưỡng hay thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn là không vi phạm pháp luật, miễn là việc thay đổi đã trải qua quá trình thỏa thuận và nhận được sự đồng ý, tự nguyện của cả bên trực tiếp nuôi dưỡng và bên có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì nhờ sự can thiệp của Tòa án với án phí, lệ phí là 300.000 đồng[3].

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến việc cấp dưỡng như:

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn;

Bên nuôi con không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn;

Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn;

Cấp dưỡng cho con chung khi chưa đăng ký kết hôn;

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 28.5 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[3] Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*