Xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Vấn đề pháp lý về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi luôn được pháp luật ưu tiên “giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ những trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”[1]. Tuy nhiên, Án lệ[2] 54/2022/AL đưa ra một trường hợp ngoại trừ đối với quy định này – trường hợp người mẹ không trực tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung. Bên cạnh đó, Án lệ này còn đưa ra cách giải quyết cụ thể để các Tòa án khác nghiên cứu áp dụng. Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành để có cái nhìn bao quát về án lệ và lợi ích trong việc áp dụng án lệ sau này.

Nội dung vụ án

Năm 2016, Anh P và Chị K kết hôn và sinh bé T vào tháng 11 năm đó. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm trong hôn nhân, khi bé T tròn 4 tháng tuổi thì chị dọn về nhà mẹ đẻ xong, bỏ lại bé T cho anh P nuôi dưỡng, chăm sóc. Hai người gửi đơn thuận tình ly hôn và tranh chấp giành quyền nuôi con. Bản án sơ thẩm quyết định giao bé T cho anh P nuôi dưỡng và chị K cấp dưỡng 1.000.000 đồng. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực, chị K kháng cáo muốn giành quyền nuôi con và không yêu cầu anh P cấp dưỡng. Bản án phúc thẩm ban hành với quyết định đồng ý với kháng nghị của chị P. Khi anh P nhận được Quyết định thi hành bản án phúc thẩm, anh P giám đốc thẩm về sự sai sót trong thủ tục phúc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị giữ nguyên Bản án sơ thẩm và hủy Bản án phúc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm đồng ý với ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng.

Bạn đọc tham khảo: Án lệ 54/2022/AL

Như vậy, quyết định của Tòa án trong tranh chấp giành quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi trong tình huống trên là đang xem xét đến hai yếu tố.

Thứ nhất là yếu tố lợi ích về mọi mặt của con chung trong môi trường nuôi dưỡng. Ở đây, Tòa án cấp sơ thẩm giao bé T cho anh P nuôi dưỡng là vì xuyên suốt quá trình phát triển của bé T đều có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của anh P, và bé T đã quen với việc chăm sóc của anh P. Nếu Tòa tuyên bé T giao lại cho chị K thì bé T sẽ phải thích nghi lại với môi trường mới, cũng như việc không còn anh P cận kề chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và tâm lý của bé.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ hai là điều kiện của người được trao quyền nuôi con chung. Anh P hoàn toàn có đủ điều kiện về mặt vật chất và phù hợp để nuôi dưỡng con, ngược lại chị K đã không góp mặt vào quá trình bé T từ 4 tháng đến 2 tuổi mà giao hoàn toàn cho anh P nuôi dưỡng. Khoảng thời gian bé T cần người mẹ chăm sóc nhất thì chị K đã hoàn không hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình mà giao lại cho anh P, cho thấy chị K không đủ điều kiện để có thể tiếp tục chăm lo, nuôi dưỡng bé T.

Bạn đọc thảm khảo thêm: Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn.

Án lệ 54 được ban hành đã nêu một trường hợp cụ thể để loại trừ quyền ưu tiên của người mẹ trong việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp mẹ không nuôi dưỡng, chăm sóc từ khi bé còn nhỏ cho thấy người mẹ hoàn toàn không đủ điều kiện để có thể tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với trẻ trong tương lai. Trước khi có Án lệ, quyền ưu tiên được nuôi con dưới 36 tháng tuổi được trao cho người mẹ, tuy nhiên khi án lệ này ban hành Tòa án muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ một cách tuyệt đối hơn, và Tòa án nhận định rằng việc người cha được trao quyền chăm sóc là có lợi cho bé. Bởi lẽ, từ nhỏ bé được chăm sóc bởi cha, và người cha trong khoản thời gian con dưới 36 tháng tuổi đã hoàn thành không chỉ phần nghĩa vụ của mình mà còn thực hiện cả công việc người mẹ. Chính vì thế, Tòa án tin tưởng và đưa ra quyết định nếu bé tiếp tục theo cha thì việc phát triển về mặt tinh thần, tâm lý của bé trong tương lai sẽ tốt hơn theo người mẹ. Nếu vẫn giành quyền ưu tiên cho người mẹ trong trường hợp này là đang gây thiệt hại cho cả con chung và người cha.

Sau khi Án lệ được thông qua, những tranh chấp giành quyền nuôi con mà có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự thì Tòa án sẽ nghiên cứu và đưa ra quyết định có lợi cho bé nhất thay vì dùng quyền ưu tiên đối với người mẹ như trước.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 81.3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Án lệ là phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án về một sự vụ việc cụ thể, theo đó Án lệ sẽ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được công bố rộng rãi để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong công tác xét xử các vụ việc có tính chất tương tự

 

 

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*