Vì sao không nên công khai bảng tiền lương của người lao động?

Vì sao không nên công khai bảng tiền lương của người lao động?

Vì sao không nên công khai bảng tiền lương của người lao động?

Vào tháng 01/2023, đạo luật mới ở Mỹ được ban hành và yêu cầu các công ty ở các bang California, Washington phải công khai mức lương của người lao động trên danh sách làm việc. Trước thông tin này, có nhiều ý kiến cho rằng không nên công khai “bảng tiền lương” của người lao động. Vậy vì sao không nên công khai? Nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, bảng tiền lương này có bắt buộc phải công khai? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thông qua bài viết sau.

1. Vì sao không nên?

Hiện nay, các công ty thường sẽ chi trả tiền lương của người lao động qua tài khoản ngân hàng; hoặc nếu sử dụng tiền mặt để chi trả thì hạn chế việc tiết lộ mức lương của những người lao động với nhau. Bởi vì 3 lý do:

Bí mật cá nhân: Bí mật cá nhân là những thông tin, tài liệu, các quan hệ trong quá khứ có liên quan hoặc chi phối đến các mối quan hệ hiện tại của cá nhân mà việc bộc lộ sẽ không gây thiệt hại cho người khác mà khiến cho cá nhân đó gặp những bất lợi nhất định hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm không đáng có. Không những vậy, việc tiết lộ cho người khác sẽ do cá nhân đó quyết định, không ai có thể bắt buộc cá nhân đó phải công khai.

Theo đó, thu nhập tiền lương là một bí mật mà không phải cá nhân nào cũng muốn tiết lộ cho người khác biết, đặc biệt là những người lao động làm chung trong một môi trường làm việc. Việc công khai mức thu nhập của người lao động mà chưa được sự đồng ý của người lao động có thể được xem là tiết lộ bí mật cá nhân, gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư cũng như khiến mối quan hệ đồng nghiệp không được tốt đẹp.

Bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và bí mật gia đình là ba yếu tố hợp thành bí mật đời tư của cá nhân. Những bí mật liên quan đến cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Vì thế, các bên trong hợp đồng không được tiết lộ các thông tin về bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của người lao động mà người sử dụng lao động đã biết trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác [1]

Document

Bất hòa trong môi trường làm việc: Việc chi trả tiền lương là tùy thuộc vào từng chính sách của công ty cũng như kinh nghiệm, trình độ kiến thức, năng suất làm việc và vị trí công việc của người lao động để đánh giá mức tiền lương; không những vậy, hiện nay tại một số công ty việc đàm phán mức lương trước khi giao kết và thực hiện hợp đồng ngày càng phổ biến. Vì thế, mức lương của người lao động có thể có sự chênh lệch nhất định. Bên cạnh đó, việc biết mức thu nhập của nhau trong môi trường làm việc sẽ khiến người lao động có mức lương thấp hơn sẽ cảm thấy mình bị đối xử bất công, còn người lao động có mức lương cao hơn sẽ cảm thấy e dè, ngại khi hai người cùng làm một phần công việc nhưng lại được trả ở hai mức lương khác nhau. Như vậy, việc tiết lộ bảng tiền lương của người lao động trong cùng môi trường làm việc có thể khiến môi trường có nhiều áp lực, ganh ghét, đố kị khiến hiệu quả công việc luôn gặp trục trặc khi không còn sự đoàn kết, hiểu ý nhau như trước.

“Cào bằng” mức thu nhập: Mức thu nhập đi đôi với năng suất làm việc, nếu “minh bạch” tiền lương có thể khiến mối liên hệ giữa thu nhập và hiệu suất bị giảm xuống đáng kể. Nếu xét tăng lương cho một nhân viên vì năng suất làm việc hoặc kinh nghiệm, trình độ tăng thì người sử dụng lao động tuyên bố tăng lương cho một cá nhân đồng thời phải tăng lương cho toàn bộ người sử dụng lao động. Nếu không “cào bằng” mức thu nhập của người lao động với nhau mà công khai bảng tiền lương thì lại khiến môi trường làm việc có sự bất đồng, đố kị, không đoàn kết với nhau.

Tổng kết, việc có nên công khai bảng tính lương của người lao động vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, việc không công khai bảng tính lương vẫn cần thiết hơn nhằm giữ môi trường hòa đồng, thân thiện cũng như bảo vệ bí mật mà cá nhân không muốn tiết lộ.

2. Bảng tiền lương của người lao động có bắt buộc công khai?

Căn cứ vào quy định trong pháp luật lao động Việt Nam thì người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động biết về các thông tin sau: tình hình sản xuất, kinh doanh; nội quy lao động; thang lương, bảng lương, định mức lao động[2]; nội quy, quy chế và các văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ; thỏa ước lao động tập thể; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc và quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); việc trích nộp kinh phí công đoàn; việc đóng BHXH, BHYT, BHTT; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bảng tiền lương – mức thu nhập của từng nhân viên không bắt buộc phải công khai, trừ khi trong quá trình giao kết hợp đồng, người lao động và người sử dụng lao đông có thỏa thuận về việc công khai bảng tiền lương và được đồng ý thì công ty hoàn toàn có quyền công khai bảng tiền lương của người lao động cho nhiều người biết. Hoặc công ty gửi bảng tiền lương của người lao động đến phòng ban hoặc người có thẩm quyền để kiểm tra thu nhập trước khi tiến hành chốt lương.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vì sao không nên công khai bảng tiền lương của người lao động?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 38 Bộ luật dân sự 2015

[2] Là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*