Chế độ và điều kiện hưởng lương hưu trong bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ và điều kiện hưởng lương hưu trong bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ và điều kiện hưởng lương hưu trong bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách rất hữu ích đối với người dân và như với tên gọi của mình “tự nguyện” người dân có thể tự đóng loại bảo hiểm này. Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu những vấn đề xung quanh loại bảo hiểm này qua bài viết sau.

Pháp luật quy định như thế nào về bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức trong đó người tham gia được quyền tự lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với bản thân cũng như thu nhập và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất[1].

Từ đây ta có thể thấy bảo hiểm xã hội không bắt buộc tức có thể tự lựa chọn tham gia hoặc không đồng thời công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện[2].

Các loại chế độ

Người tham gia vào bảo hiểm hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định, cụ thể những quyền lợi đó là:

*Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ như[3]:

+ Ốm đau

+ Thai sản

Document

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Hưu trí

+ Tử tuất

*Bảo hiểm xã hội tự nguyên có những chế độ như sau[4]:

+ Hưu trí

+ Tử tuất

Ta thấy được khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kế tới lợi ích được hưởng lương hưu và chế độ tử tuất. Đặc biệt, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bị chết thì người thân của người đó sẽ nhận được tiền

Điều kiện về hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội[5]

Người lao động hưởng lương hưu khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi

Lưu ý cách tính tuổi như sau: Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035[6].

+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Ngoài ra nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Như vậy khi người lao động muốn được hưởng lương hưu thì cần phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 20 năm trở lên và phải đáp ứng điều kiện về tuổi theo quy định của pháp luật. Nếu đã đủ điều kiện về tuổi mà thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì phải đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Đóng bao nhiêu để được hưởng lương hưu trong bảo hiểm xã hội tự nguyện”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 3.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[2] Điều 2.4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[3] Điều 4.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[4] Điều 4.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[5] Điều 219.1.c và Điều 169.2 Bộ luật Lao Động 2019

[6] Điều 4.1 Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*