Vay tiền bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Vay tiền bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Vay tiền bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Hiện nay, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật về việc cho vay, trả nợ để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mờ bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật Nghiệp Thành nhé.

Theo quy định pháp luật, việc vay tiền không bắt buộc phải thực hiện bằng hợp đồng hay dưới dạng văn bản, mà đây chỉ là sự thỏa thuận của các bên trong đó có đề cập đến các nội dung[1]:

– Bên cho vay giao tài sản cho bên vay;

– Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng cho bên cho vay tài sản;

– Chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Có thể thấy, việc vay tiền có thể được coi là một giao dịch dân sự bởi giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Mặc khác, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hay hoặc bằng hành vi cụ thể[2].

Như vậy, có thể thấy giao dịch vay tài sản trong đó có vay tiền không bắt buộc phải thực hiện dưới dạng văn bản hay thông qua hợp đồng, mà có thể được thể hiện bằng giấy viết tay.

Document

Tuy nhiên, đối với số tiền cho vay có giá trị lớn, để tránh các rủi ro cũng như tranh chấp không đang có thì các bên nên lập hợp đồng vay bằng văn bản, có công chứng, chứng thực.

Dù pháp luật không quy định hợp đồng vay phải được lập thành văn bản nhưng để đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của các bên, hợp đồng nên được lập thành văn bản. Hợp đồng nên được công chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trong đó nêu nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của các bên để đảm bảo không tranh chấp về sau.

Để giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý thì phải đáp ứng các điều kiện sau[3]:

– Bên cho vay và bên vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch vay;

– Bên cho vay và bên vay phải hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của việc vay nợ không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

– Nếu trong giấy vay tiền viết tay các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm[4].

Tóm lại, cho vay tiền bằng giấy viết tay có thể hợp pháp, có giá trị pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.

 

Bạn đọc tham khảo: Như thế nào là cho vay nặng lãi

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vay tiền bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 119.1 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 468.1 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*