Từ chối nhận di sản ở nước ngoài khi chia thừa kế tại VN

Từ chối nhận di sản ở nước ngoài khi chia thừa kế tại VN

Từ chối nhận di sản ở nước ngoài khi chia thừa kế tại VN

Vụ việc thực tế: Ông Võ Văn Sanh và bà Đỗ Thị Hỡi là hai vợ chồng hợp pháp, chung sống với nhau và có được 11 người con chung là:

1. Võ Thị Tiên sinh năm 1935

2. Võ Thị Phán sinh năm 1936

3. Võ Công Gương sinh năm 1939

(Đã mất 15/8/2014)

4. Võ Thị Lành sinh năm 1941

5. Võ Văn Tỏ sinh năm 1943

(Đã mất ở nước ngoài 9/7/2017)

6. Võ Thị Điềm sinh năm 1947

(Đã mất 9/7/2017)

7. Võ Thị Nhiên sinh năm 1948

(đang ở nước ngoài)

8. Võ Thị Khoái sinh năm 1949

9. Võ Văn Lạc sinh năm 1951

10. Võ Văn Long sinh năm 1954

(đang ở nước ngoài)

11. Võ Thành Huân sinh năm 1956

(đang ở nước ngoài)

 

Được biết ông Võ Văn Sanh và bà Đỗ Thị Hỡi đã mất.

Bà Võ Thị Điềm chết vào lúc 22 giờ 00 phút ngày 09/07/2017 để lại tài sản là thửa đất số 23, tờ bản đồ số 27, với diện tích 28.3m2, tọa lạc tại địa chỉ 280/22C Bùi Hữu Nghĩa, Phường 02, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Được biết bà Điềm chết không để lại di chúc. Nay gia đình bà Điềm muốn ông Võ Văn Lạc hưởng toàn bộ di sản là thửa đất nêu trên. Một số ý kiến tư vấn về thủ tục này như sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Vì không có di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật[1], không có người ở hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ chia cho những người ở hàng thừa kế thứ hai là các anh, chị, em ruột[2].

Xét đến hàng thừa kế thứ hai, có những người đã mất trước người để lại di sản là Cô Điềm nên khi loại trừ sẽ còn những người nhận thừa kế sau:

1. Võ Thị Tiên

2. Võ Thị Phán

3. Võ Thị Lành

4. Võ Thị Nhiên

5. Võ Thị Khoái

6. Võ Văn Lạc

7. Võ Văn Long

8. Võ Thành Huân

Trong đó, Võ Công Gương và Võ Văn Tỏ đã mất trước thời điểm mở di sản thừa kế. Gia đình cần cung cấp trích lục khai tử bản sao.

Đối với trường hợp của Võ Văn Tỏ vì mất ở nước ngoài nên gia đình cần đến UBND cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký khai tử để được cấp trích lục khai tử.

Bước 1. Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài[3]:

Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử tại UBND cấp huyện nơi người chết cư trú cuối cùng khi ở Việt Nam.

Hồ sơ khai tử gồm:

Giấy tờ cần xuất trình:

– Bản chính hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người mất.

Giấy tờ cần nộp:

– Bản chính tờ khai đăng ký khai tử;

– Bản chính giấy bảo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử.

Vì các đồng thừa kế đều thỏa thuận sẽ để tài sản là căn nhà của Cô Điềm cho Võ Văn Lạc. Nên các đồng thừa kế có thể làm thủ tục “từ chối nhận di sản”.

Lưu ý: Chỉ khi việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không thể từ chối nhận di sản.

 

Bước 2. Các đồng thừa kế ngoại trừ Võ Văn Lạc cần thực hiện lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là căn nhà trên.

Tại Việt Nam:

Văn bản từ chối nhận di sản nên được thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.[4]

=> Văn bản công chứng sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Cụ thể, hồ sơ bao gồm:

– Văn bản từ chối nhận di sản tự soạn hoặc các cơ quan có thẩm quyền soạn;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với cô Điềm (giấy khai sinh có thông tin cha mẹ);

– Giấy chứng tử của cô Điềm;

– CCCD/CMND của người thừa kế muốn từ chối di sản, giấy tờ về tài sản.

Nếu đồng thừa kế đang ở nước ngoài:

– Văn bản ủy quyền cho người ở Việt Nam thay mình thực hiện thủ tục thừa kế.

– Văn bản từ chối nhận di sản và văn bản ủy quyền thực hiện công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài.[5]

Sau đó gửi về VN.

Bước 3. Sau khi có đủ văn bản từ chối nhận di sản của những đồng thừa kế, tiến hành mở thừa kế tại VPCC, sau khi mở thừa kế, niêm yết sẽ được cấp 2 văn bản phân chia di sản thừa kế.

Lấy văn bản này đi nộp hồ sơ kê khai đăng bộ sang tên căn nhà nêu trên.

Bước 4. Thủ tục đăng ký sang tên do nhận thừa kế[6].

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Văn bản từ chối nhận di sản của các đồng thừa kế;

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;

– CMND/CCCD của người Võ Văn Lạc.

Nộp tại: Văn phòng đăng ký đất đai UBND cấp xã nơi có bất động sản.

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Từ chối nhận di sản ở nước ngoài khi chia thừa kế tại VN”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Tổng hợp

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 650.1.(a) Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Quyết định 299/QĐ-BTP

[4] Điều 59, Điều 5.2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

[5] Điều 78 Luật Công chứng 2014

[6] Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Dân sự, Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*