Trường hợp nào Toà án không công nhận thuận tình ly hôn?

Trường hợp nào Toà án không công nhận thuận tình ly hôn?

Trường hợp nào Toà án không công nhận thuận tình ly hôn?

Thuận tình ly hôn là một thoả thuận mà cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn một cách tự nguyện, cả hai đã thống nhất các vấn đề tài sản, con chung. Và để được thuận tình ly hôn thì các bên phải được Toà án quyết định công nhận. Tuy nhiên, cũng sẽ có các trường hợp mặc dù có sự tự nguyện ly hôn nhưng vẫn sẽ không được Toà án công nhận. Nếu vậy thì trong các trường hợp nào ? Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung trên.

Thứ nhất, không đáp ứng được các điều kiện để Toà án yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Cụ thể là hai bên phải thật sự tự nguyện ly hôn, cùng đồng thuận và ký vào đơn yêu cầu khi gửi cho Toà án.

Khi gửi đơn yêu cầu, các bên cần phải gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh thoả thuận thuận tình lý hôn đó gồm các vấn đề như chia tài sản, ai là người trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Thoả thuận đó phải có căn cứ và hợp pháp, cần phải trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.[1]

Việc không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con có thể hiểu, ví dụ như đối với vấn đề chia tài sản, nếu là tài sản chung của vợ chồng thì khi chia cần dựa vào các vấn đề như công sức đóng góp, v.v…..nếu vợ nội trợ thì vẫn được chia tài sản như người chồng làm việc bên ngoài. Hoặc việc chia tài sản ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng về nghề nghiệp của người vợ mà đây là điều kiện để người vợ lao động tạo thu nhập, v.v…[2]

Nếu vợ đang mang thai, sinh con hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì thuận tình ly hôn cũng không được công nhận do nhu cầu về vật chất, tinh thần mà người vợ và con là cần thiết phải được đáp ứng tại giai đoạn này.

Hoặc các vấn đề khác trong thoả thuận mà ảnh hưởng đến quyền tự do của con như lựa chọn việc học tập, lựa chọn nơi cư trú, v.v…hoặc các vấn đề khác mà có ảnh hưởng đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.[3]

Document

Thứ hai, mâu thuẫn của các bên đã được hoà giải tại Toà án[4]

Cũng như với thủ tục ly hôn, thuận tình ly hôn cũng sẽ được hoà giải trước khi được Toà án xem xét . Nếu các bên vợ chồng thực sự chưa đến mức phải ly hôn, đời sống hôn nhân mâu thuẫn chưa đến mức trầm trọng như là bên vợ hoặc chồng vẫn luôn hoàn thành trách nhiệm, không vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng và với con cái, có sự quan tâm, chăm sóc đối phương, không có bất kỳ các hành vi bạo lực hay ngược đãi; v.v… hoặc có thể các bên có hiểu lầm và đã giải quyết mọi khúc mắc và được hoà giải thành thì sẽ không công nhận thuận tình ly hôn nữa mà yêu cầu thuận tình ly hôn sẽ bị đình chỉ.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết “Có bắt buộc phải hoà giải trong ly hôn?”

Thứ ba, xét thấy việc thuận tình ly hôn là giả tạo

Ly hôn giả tạo được hiểu là các bên vợ chồng lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ về tài sản, trốn tránh các vi phạm về chính sách, pháp luật về dân số, mà để phục vụ cho mục đích khác mà không phải để nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Đây là hành vi bị cấm tại Luật Hôn nhân gia đình.

Như là vợ hoặc chồng cùng thoả thuận ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Ví dụ như cả hai đều vay nợ một người nhưng ly hôn với mục đích để đùn đẩy trách nhiệm cho người còn lại khi bị chủ nợ đòi tiền. Hoặc có trường hợp chỉ một bên vợ hoặc chồng đứng tên hợp đồng vay tiền thì lại thoả thuận chia hết tài sản cho bên không vay tiền.

Cũng có trường hợp Đảng viên ly hôn do cố tình sinh con thứ ba, thứ tư mà với mục đích là để trốn tránh vi phạm về chính sách dân số, tránh bị khiển trách.[5]

Với các hành vi trên thì bên cạnh việc Toà án không công nhận thuận tình ly hôn sau khi phát hiện mục đích trên thì các bên còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng[6].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trường hợp nào Toà án không công nhận thuận tình ly hôn?

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Tổng hợp

[1] Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 396.3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[2] Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[4] Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[5] Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW, Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW

[6] Điều 59.2.d Nghị định 82/2020

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*