Trách nhiệm bồi thường của người lao động

Trách nhiệm bồi thường của người lao động

Trách nhiệm bồi thường của người lao động

Trách nhiệm bồi thường của người lao động

Trách nhiệm bồi thường của người lao động sẽ đặt ra khi làm hư hỏng, mất tài sản của doanh nghiệp.Cụ thể trong quá trình làm việc, NSDLĐ sẽ cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho NLĐ làm việc cho mình. Tuy tài sản trong BLLĐ không định nghĩa tài sản là như thế nào nhưng trong BLDS 2015 lại có quy định về tài sản của pháp nhân bao gồm vốn và các tài sản khác pháp nhân xác lập quyền sở hữu[1]. Như vậy, những tài sản này có thể là tài sản cố định như máy tính để bàn, điện thoại để bàn, máy photocopy, máy in,… và cũng có thể là những trang thiết bị có thể di chuyển như laptop, điện thoại di động, phương tiện đi lại,… hay cũng có thể là quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh,… Chung quy lại đều nhằm mục đích để NLĐ phục vụ cho công việc mà NSDLĐ giao cho NLĐ.

Lúc này, NLĐ phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng những tài sản này một cách hợp lý. Trong trường hợp NLĐ có hành vi phá hoại tài sản của NSDLĐ hoặc có thái độ thiếu trách nhiệm dẫn đến gây thiệt hại cho NSDLĐ thì phải có trách nhiệm bồi thường tương ứng cho NSDLĐ[2]. Trách nhiệm bồi thường của người lao động tương ứng như sau:

STTGiá trị hư hỏngXử lý
1Thiệt hại xác định thực tế chưa đến 10 tháng lương tối thiểu vùng (bạn có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng tại https://tuvanluat.vn/lao-dong/muc-luong-toi-thieu-vung/)Bồi thường không quá 3 tháng tiền lương ghi trong HĐ của tháng liền kề trước khi gây thiệt hại
2Thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lênBồi thường 1 phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo giá thị trường (trừ trường hợp NLĐ có ký với NSDLĐ theo HĐ trách nhiệm thì phải bồi thường theo HĐ này)
3Làm mất tài sản của NSDLĐ đã nêu ở trên
4Tiêu hao định mức sử dụng qua mức cho phép của NSDLĐ

Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại[3] trong trường hợp này sẽ tương tự như trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động mà chúng tôi đã chia sẻ. bạn có thể tham khảo bài viết “Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động” tại web.

Nếu NLĐ cảm thấy không thỏa đáng về mức bồi thường cũng như quyết định bồi thường của NSDLĐ thì có thể khiếu nại ngay với NSDLĐ  hoặc cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại nội dung đã ban hành sai hoặc thiếu[4].

Document

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi làm hư hỏng, mất tài sản doanh nghiệp.”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Cập nhật, bổ sung ngày 21.01.2021.

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 81 BLDS 2015.

[2] Điều 129 BLLĐ 2019.

[3] Điều 130 BLLĐ 2019.

[4] Điều 73 NĐ 145/2020.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*