Thủ tục khai thuế sử dụng đất ở

Thủ tục khai thuế sử dụng đất ở

Thủ tục khai thuế sử dụng đất ở

Thuế sử dụng đất ở là số tiền mà hộ gia đình, cá nhân phải đóng trong quá trình sử dụng. Vậy, để thực hiện khai thuế sử dụng đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Luật Nghiệp Thành.

Ai là người nộp thuế sử dụng đất ở:

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng;

– Nhiều người cùng có quyền sử dụng thì người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

– Người có quyền sử dụng đất cho thuê theo hợp đồng thì xác định theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì người có quyền sử dụng đất sẽ kê khai và nộp;

– Với đất đang xảy ra tranh chấp là người đang sử dụng.

Thủ tục về khai thuế sử dụng đất ở:

Bước 1: Cấp mã số thuế (nếu người nộp thuế đã đăng ký và được cấp mã số thuế trước đó thì bỏ qua bước này)

– Hồ sơ đăng ký: Tờ khai thuế sử dụng đất ở  và bản chụp giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD)

– Địa điểm: Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi có thửa đất chịu thuế.

Bước 2: Thủ tục kê khai hồ sơ thuế sử dụng đất

Document

– Hồ sơ khai thuế (3):

Tờ khai thuế sử dụng đất ở cho từng thửa đất chịu thuế

Bản chụp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định giao đất; Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất; Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

Trường hợp được miễn, giảm thuế sử dụng đất thì phải có giấy tờ chứng minh.

Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất ở (nếu có)

– Nộp tại: Chi cục thuế cấp huyện, nếu ở vùng sâu, vùng xa thì nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.[1]

Nếu người nộp thuế sở hữu nhiều thửa đất ở phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải lập tờ khai từng thửa và xác định cơ quan nộp như sau:

* Cùng một quận, huyện, tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở [2]: nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

* Khác quận, huyện, diện tích từng thửa và tổng diện tích các thửa không vượt hạn mức: nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đất chịu thế và không lập tờ khai tổng hợp.

* Tại các quận, huyện:

Không có thửa đất vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai thuế tổng hợp gửi đến bất kỳ Chi cục Thuế trên địa bàn nơi có thửa đất;

Có từ một thửa đất vượt hạn mức: nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất ở và lập tờ khai thuế tổng hợp gửi đến bất kỳ Chi cục Thuế nơi có thửa đất vượt hạn mức;

Bước 3: Nhận thông báo và nộp thuế[3]

Nộp thuế lần đầu: chậm nhất 30 ngày kể từ ngày Chi cục Thuế thông báo việc nộp thuế. Sau đó, chậm nhất là 31/10 hằng năm.

Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch tại tờ khai tổng hợp là 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế

Thời hạn kê khai thuế sử dụng đất ở: [4]

Kê khai lần đầu: chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ;

Hàng năm không cần kê khai lại, chỉ khi có sự thay đổi và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp thì người nộp thuế sẽ tiến hành nộp lại chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi;

Bảng kê khai thuế tổng hợp được nộp chậm nhất là ngày 31/3 của năm dương lịch tiếp theo của năm tính thuế;

Khi hồ sơ khai thuế xảy ra sai sót thì người nộp thuế phải bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ của kỳ tính thuế sai sót.

 

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân khi tiến hành lập hồ sơ khai thuế cần xác định rõ hai vấn đề. Thứ nhất, trước đây người nộp thuế đã đăng ký cấp mã số thuế chưa? Nếu chưa thực hiện thì phải đăng ký tại Chi cục thuế để được cấp mã số thuế chưa khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Thứ hai, số lượng, diện tích và vị trí của thửa đất mà người nộp thuế đang sở hữu để xác định địa điểm mà người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất ở và tờ khai thuế tổng hợp.

 

Trên đây là kiến thức pháp lý về “Khai thuế sử dụng đất ở” mà Luật Nghiệp Thành gửi đến Qúy bạn đọc

Nếu Qúy bạn đọc thấy thông tin này hữu ích thì hãy cùng chúng tôi lan tỏa tri thức này đến với cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn Qúy bạn đọc đã quan tâm, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 16.2.2 Thông tư 153/2011/TT-BTC

[2] Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích mà người sử dụng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. Hạn mức đất ở sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực.

[3] Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

[4] Điều 10.3.(b) Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*