Thủ tục hiến tặng bộ phận cơ thể người

Thủ tục hiến tặng bộ phận cơ thể người

Thủ tục hiến tặng bộ phận cơ thể người

Khi kinh tế phát triển, kiến thức và sự văn minh được nâng cao. Hiện nay, giới trẻ Việt Nam bên cạnh phát triển bản thân, còn rất quan tâm đến phát triển và chăm sóc cộng đồng. Đặc biệt trong các chiến dịch hiến máu, tình nguyện giúp đỡ, trong đó, phải kể đến hiến tạng. Tuy nhiên, hiện nay quy trình đăng ký hiện tạng chưa thực sự rõ ràng và các lợi ích của việc hiến tạng chưa được hiểu rõ. Vì vậy, cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu nhé!

Ai có thể hiến tặng bộ phận cơ thể người?

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đăng ký hiến tặng mô, tạng, xác tại các cơ sở y tế có thẩm quyền.[1]

Có hai hình thức hiến tặng, cụ thể:

Thứ nhất, hiến tặng các bộ phận ở người sống.[2] Các bộ phận sẽ được thực hiện phẫu thuật để lấy các mô, tạng tương ứng trong trạng thái người hiến còn sống để cấy ghép cho người được tặng.

Thứ hai, hiến tặng sau khi đã chết.[3] Khi có chuẩn đoán về chết não, hoặc có các dấu hiệu rằng không còn có thể sống được nữa, thủ tục lấy ghép mô, tạng được thực hiện. Ngoài ra, có thể hiến toàn bộ cơ thể (hiến xác) để phục vụ cho công tác nghiên cứu, lưu trữ y học.

Thủ tục đăng ký hiến tặng

Hiện nay, không có một cách thức cụ thể nào quy định rõ cách đăng ký hiến tặng. Mà theo đó, người hiến tặng sẽ đến các cơ sở y tế có chức năng thẩm quyền và được tư vấn, hướng dẫn tùy theo từng cơ sở.[4]

Bước 1: Đến các cơ sở y tế có chức năng thực hiện thủ tục đăng ký hiến tặng bày tỏ nguyện vọng[5]

Các cơ sở y tế có chức năng thực hiện thủ tục đăng ký hiến tặng: BV Hữu nghị Việt Đức; BV Quân Y 103; BV Nhi TW; BV Bạch Mai; BV 198 – Bộ Công an; BVĐK Xanh Pôn; BVĐK Phú Thọ; BV TW Huế; BVĐK Đà Nẵng; BV Chợ Rẫy; BV Nhi đồng 2; BV Nhân dân Gia Định; ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh; BV Nhân dân 115; BVĐK Kiên Giang.

Bước 2: Nhận tư vấn từ người của Trung tâm  điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người[6]

Bước 3: Điền mẫu đơn đăng ký hiến tạng và kiểm tra sức khỏe[7]

Hiện nay không có mẫu đơn cố định, bạn đọc có thể tham khảo ở đây.(Mẫu đơn đăng ký hiến tạng sau khi chết não)

Document

Bước 4: Được ghi nhận danh sách nếu hiến tặng ở người sống[8] hoặc được cấp thẻ đăng ký hiến tặng.[9]

Những lưu ý khi đăng ký hiến tặng

Mặc dù đơn đăng ký hiến tặng là tự nguyện, và bạn có quyền tự quyết định, tuy nhiên, các cơ sở thông thường sẽ yêu cầu sự đồng ý của người thân, phòng trường hợp khi bạn gặp sự cố ngoài ý muốn, bố mẹ của bạn không đồng ý với việc bạn hiến tặng, gây khó khăn trong thủ tục cấy ghép lấy bộ phận hiến tặng.

Nếu sau khi đăng ký, bạn muốn thay đổi ý định nguyện vọng, muốn hủy bỏ việc hiến tặng, thì bạn cần liên hệ đến cơ sở y tế có thẩm quyền để thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký.[10]

Thủ tục lấy bộ phận cơ thể người chỉ được thực hiện khi có thẻ đăng ký hiến tạng, nếu không có thì phải có sự đồng ý của người thân trong gia đình.[11]

Các quyền lợi của người hiến tặng

Hình thức 1[12]: Hiến tặng bộ phận cơ thể người ở người đang sống.

– Được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí sau ca phẫu thuật.

– Được khám sức khỏe định kỳ;

– Được cấp thẻ BHYT miễn phí;

– Được ưu tiên ghép mô, tạng;

– Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Hình thức 2[13]: Hiến tặng sau khi đã chết

– Chi trả chi phí tổ chức lễ truy điệu, đám ma;

– Khôi phục thẩm mỹ sau khi lấy bộ phận cơ thể;

– Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Bạn đọc tham khảo Hiến tạng, mô là một nghĩa cử cao đẹp

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục hiến tặng bộ phận cơ thể người”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 5 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[2] Mục 1 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[3] Mục 2 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[4] Điều 12.1 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[5] Điều 12.1 và 18.1 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[6] Điều 12.4(a) và 18.4(a) Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[7] Điều 12.4(b) và 18.4(b) Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[8] Điều 12.4(c) Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[9] Điều 18.4(c) Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[10] Điều 13 và 19 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[11] Điều 18.4 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[12] Điều 17 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

[13] Điều 24 Luật việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006

Document
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*