Thủ tục góp vốn, mua vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
HỎI:
Công ty tôi đang có dự định mở rộng sản xuất bằng cách huy động thêm vốn góp của người nước ngoài. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục này có phức tạp không và thực hiện như thế nào?
TRẢ LỜI:
Chào bạn. Với vấn đề của bạn, Luật Nghiệp Thành xin đưa ra tư vấn như sau:
Hiện nay, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã không còn là chuyện xa lạ, bên cạnh đó Nhà nước cũng đang tích cực hỗ trợ cho hoạt động này nên việc huy động thêm vốn góp từ nước ngoài không phải là quá khó khăn.
Căn cứ vào mức vốn góp và ngành nghề dự tính kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn theo 1 trong 2 thủ tục sau đây:
– Thủ tục góp vốn áp dụng cho người Việt Nam: tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% vốn điều lệ của công ty và không kinh doanh những ngành nghề có điều kiện như vàng, bạc, đá quý, sách báo, ấn phẩm văn hóa,…
– Thủ tục góp vốn cho người nước ngoài: tỷ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn từ 51% trở lên hoặc kinh doanh những ngành nghề bị có điều kiện/hạn chế nhà đầu tư nước ngoài
THỦ TỤC GÓP VỐN CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Hộ chiếu/Thẻ căn cước đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức
Thời hạn giải quyết: 15 ngày.
Trường hợp nhà đầu tư đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào những công ty đang kinh doanh những ngành nghề mà Việt Nam chưa cam kết trong Biểu cam kết thương mại và dịch vụ WTO thì nhà Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản gửi các Bộ liên quan để xin ý kiến nên thời gian xử lý sẽ kéo dài (khoảng 30 ngày).
2. Thay đổi/bổ sung thành viên công ty
Hồ sơ bao gồm:
– Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
– Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
– Thông báo thay đổi
– Bản sao Hộ chiếu/Thẻ căn cước của nhà đầu tư nước ngoài
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc
Lưu ý: Nhà đầu tư là cá nhân thực hiện đầu tư theo các hình thức trên KHÔNG cần giấy phép lao động
Điều 172 Bộ luật Lao động: Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.